728 x 90

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển
Xác tàu chiến nổi tiếng thế giới Mary Rose, sau hơn 400 năm nằm dưới đáy đại dương, được đưa vào trưng bày cùng những hiện vật được tìm thấy tại một bảo tàng mới xây ở Portsmouth, Anh.
CanhDep.net

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Câu chuyện về tàu chiến mary rose của Hải quân anh vẫn còn là một ẩn số. Dưới thời vua Henry VIII triều nhà Tudor, con tàu đã lật úp và chìm không rõ nguyên khiến hơn 400 binh sĩ thiệt mạng trong cuộc chiến chống Pháp năm 1545. Xác tàu Mary Rose được phát hiện năm 1971 và 11 năm sau đó mới được trục vớt thành công. Cuộc khai quật tàu Mary Rose là một trong những dự án phức tạp và tốn kém nhất trong lịch sử khảo cổ hàng hải nhưng đồng thời cũng đánh dấu mốc quan trọng của ngành này. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Gần 500 năm sau ngày bị chìm và 31 năm kể từ khi được trục vớt, xác tàu Mary Rose mới được mang lên trưng bày tại một bảo tàng mới ở Portsmouth, được xây dựng trên nền móng xưởng đóng tàu nơi Mary Rose ra đời. Trong ảnh, những khẩu súng đồng có khả năng bắn đạn sắt xa tới 504m. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Do nguồn nước uống hạn chế, mỗi thành viên thủy thủ đoàn được phát 1 gallon bia thay thế mỗi ngày. Henry VIII đã cho xây dựng 4 nhà máy sản xuất bia chỉ để cung cấp đủ lượng bia cần thiết cho hạm đội của mình. Trên ảnh là 1 vại uống bia bằng gỗ của thủy thủ. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Hơn 300 chiếc cung tên thời trung cổ được tìm thấy bên trong con tàu. Từ nghiên cứu cấu tạo những chiếc cung, người ta phát hiện ra rằng một cung thủ thời đó có thể kéo cung với sức nặng gấp đôi trọng lượng giới hạn vẫn thường được biết đến. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Chưa đầy một nửa số thi hài chìm cùng tàu được tìm thấy. Ảnh bộ xương của một cung thủ ở tuổi đôi mươi, với tầm vóc cao lớn vượt trội so với những thành viên khách trên tàu. Rãnh dị tật để lại trên xương ngón tay của thi hài cho thấy anh đã thực hiện kéo cung rất nhiều lần. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Trong ảnh là chiếc kèn cổ duy nhất còn lại trên thế giới. Trước khi phát hiện ra chiếc kèn, người ta vẫn lầm tưởng loại nhạc cụ này chỉ được phát minh ra trong khoảng thời gian 50 năm sau thời gian chìm tàu. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Chiếc chậu mà các nhà phẫu thuật sử dụng, cùng với lưỡi trích để lấy máu trong quá trình khám chữa bệnh trên tàu. Vật liệu để làm chiếc chậu là thiếc, một kim loại tương đối đắt tiền thời bấy giờ. Điều này cho thấy, vị trí của các bác sĩ phẫu thuật trong xã hội rất được coi trọng. Ảnh: CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Nhỏ bé và bình thường như hạt tiêu cũng là thứ gia vị xa xỉ trong mỗi hải trình của con tàu. Tiêu thậm chí còn được sử dụng để thuê phòng hay làm của hồi môn. Lọ tiêu này có vẻ thuộc sở hữu của một sĩ quan cấp cao trên tàu. Ảnh; CNN

Tàu chiến hơn 400 năm dưới đáy biển

Tàu Mary Rose bị chìm trong thời điểm vua Henry đang ra lệnh cấm đạo Công giáo ở Anh. Nhưng việc xuất hiện chuỗi hạt cầu nguyện trên tàu lại chứng tỏ nó vẫn được sử dụng thường xuyên tại đây. Ảnh: CNN

Hàn Hạnh