728 x 90

Gương mặt trời thắp sáng thung lũng bóng râm ở Na Uy

Gương mặt trời thắp sáng thung lũng bóng râm ở Na Uy
Sau 100 năm lên ý tưởng nhưng không hoàn thành, dự án thắp sáng thị trấn Rjukan đã hoàn tất và người dân nơi đây không phải chịu cảnh bóng râm suốt 6 tháng mỗi năm. 
CanhDep.net

rjukan là một thị trấn công nghiệp nhỏ nằm ở khu tự trị của hạt telemark , Na Uy. Địa danh này ẩn sâu trong một thung lũng dưới chân dãy núi gaustatoppenCác sườn núi dốc và cao sừng sững xung quanh chắn hoàn toàn ánh nắng mặt trời trong suốt 6 tháng mỗi năm. Điều này khiến cộng đồng cư dân gồm khoảng 3.400 người ở đây phải sinh sống trong bóng râm từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm.

Gương mặt trời thắp sáng thung lũng bóng râm ở na uy

Với địa hình nằm sâu trong thung lũng của dãy Gaustatoppen, người dân thị trấn Rjukan cứ 6 tháng mỗi năm phải chịu cảnh sống trong bóng râm. 

Tuy nhiên tới năm 2013, người dân địa phương đã được "phơi nắng" ở một khoảng sân nhỏ nằm ngay quảng trường trung tâm. ánh sáng ở đây được phản chiếu từ ba tấm gương lớn làm từ kính định nhật gọi là "Solspeil" dựng tại sườn núi ở độ cao 450 m ngay phía trên quảng trường.

Những tấm gương trực tiếp phản chiếu ánh mặt trời xuống đất và có khả năng phát sáng một khu vực rộng 600 m vuông. Gương được điều khiển bằng các máy tính theo hướng mặt trời dịch chuyển, cứ mỗi 10 giây lại thay đổi một chút. 

Kế hoạch thắp sáng Rjukan thực chất đã được vạch ra từ 100 năm trước bởi người thành lập thị trấn, Sam Eyde. Ông đồng thời là nhà tư bản công nghiệp đã mở một công ty phân bón tại đây. Sam Eyde chọn Rjukan vì có một thác nước cao 104 m gần đó. Ước tính số tiền ông đầu tư vào thị trấn cũng như công ty của mình cao hơn gấp hai lần so với ngân sách na uy

Gương mặt trời thắp sáng thung lũng bóng râm ở na uy

Ba tấm gương phản chiếu ánh mặt trời được đặt ở độ cao 450 m nằm trên sườn núi ngay trước quảng trường trung tâm. 

Tuy nhiên, Eyde đã không thực hiện được ý tưởng công nghệ nào. Thay vào đó, công ty của ông đầu tư vào dự án khinh khí cầu vào năm 1928. Phương tiện này dành cho người dân thị trấn sử dụng, tốn ít phí và có thể đưa con người lên tới độ cao 500 m để hưởng thụ ánh mặt trời. Khinh khí cầu này có tên là Krossbanen, hiện vẫn còn hoạt động và đưa hàng nghìn người lên núi mỗi năm. 

Đến năm 2005, ý tưởng thắp sáng Rjukan được nghệ sĩ Martin Andersen, một cư dân của thị trấn, bắt tay thực hiện. Andersen từng biết tới ở một sân vận động tại Arizona thành công trong việc dùng những tấm gương nhỏ để lấy ánh sáng và trồng cỏ phía dưới. 

Thời gian sau đó một thị trấn khác ở italy cũng lắp thành công gương phản chiếu ánh mặt trời cho dân làng viganella . Đây là ngôi làng có địa hình tương tự với Rjukan, bị phủ bóng râm trong suốt ba tháng mùa đông. 

Gương mặt trời thắp sáng thung lũng bóng râm ở na uy

Người dân thị trấn Rjukan hiện nay đã có thể tắm ánh nắng tự nhiên quanh năm. 

Andersen thuyết phục thị trấn đầu tư tiền cho anh phát triển dự án. Nghệ sĩ này đã liên hệ với các chuyên gia trong ngành và tự tới thăm làng Viganella. Cuối cùng nhờ các khoản hỗ trợ từ ngân sách cũng như tư nhân, Andersen tập hợp được 5 triệu krone Na Uy (tương đương 851.000 USD) và hoàn tất dự án thắp sáng Rjukan giúp dân chúng có thể hưởng ánh sáng tự nhiên quanh năm.

Hương Chi (theo Amusingplanet)