Khi còn nhỏ, chúng ta hay bị mẹ trách mắng rằng: “Tiền không tự nhiên mọc ra từ thân cây” nhằm mục đích kìm hãm sự hoang phí. Thế nhưng có thể mẹ đã sai. Sự thật là có những cái cây “mọc ra tiền” như vậy và chúng nằm ở hạt yorkshire , Anh.
Cây vẫn tiếp tục sinh trưởng dù bị ghim đầy tiền xu lên thân. |
Những người ghim tiền xu vào thân cây tin rằng làm như vậy sẽ mang lại may mắn, hoặc được nhận lại gấp nhiều lần. Chúng là minh chứng cho một tục lệ cổ của người Anh: “Hối lộ” thần linh bằng những đồng xu lẻ để được tiền tài sung túc.
Ngoài ra một số người khác lại tin rằng đóng bao nhiêu đồng xu vào thân cây thì sẽ nhận được bấy nhiêu con cái, nên những người cầu con cũng thi nhau đến đóng đồng xu vào những cây cổ thụ trong rừng.
Bộ cánh mới của cây được tạo bởi màu vàng của những đồng xu đã hoen gỉ qua thời gian. |
Những đồng xu được đóng vào thân cây như thế này từ nhiều thế kỷ trước với nhiều loại tiền và nhiều mệnh giá khác nhau. Chúng bị đóng chặt sâu vào thân cây và bị biến dạng, gỉ sét theo thời gian.
Nhiều người còn tin rằng các linh hồn của Thiên Chúa sống trong cây và họ thường treo kẹo và quà tặng lên đó - giống như ngày nay vẫn làm ở cây thông Giáng sinh.
Ông Meurig Jones - một quản lý bất động sản tại điểm du lịch này - chia sẻ với BBC: “Lần đầu tiên phát hiện ra những thân cây đầy tiền xu, chúng tôi không biết tại sao chúng lại ở đó. Tôi đã tìm hiểu và phát hiện ra rằng những cái cây này từng được coi là ‘cây may mắn’”.
Những đồng xu đến từ nhiều nước khác nhau, được đóng vào thân cây với nhiều lời ước khác nhau. |
Không chỉ ở anh mà ở Scotland, những năm 1700 cũng có một "cây tiền" tương tự. Họ tin rằng nếu ai đó bị bệnh, đóng một đồng xu vào cây này, bệnh sẽ khỏi, nếu ai lấy đồng xu khỏi cái cây, người đó sẽ ốm.
Ở Scotland còn có một cây khác gọi là “cây nụ hôn”, nếu một chàng thanh niên có thể đưa móng tay vào thân cây bằng một cú đánh, người đó sẽ nhận được nụ hôn từ người mình yêu.
Hành động này gợi nhắc đến sự tích ném tiền xuống ao, hồ để được may mắn hay các cặp tình nhân, vợ chồng dùng khóa để “khóa tình yêu” biểu tượng cho tình yêu bền chặt, vĩnh cửu.
Thảo Nguyên