Nói đến thịt chuột, nhiều người sẽ có cảm giác ghê sợ, nhưng ở đình bảng đây lại được coi là đặc sản. Tuy không phổ biến như thịt chó, gà hay bò nhưng người dân Bắc Ninh vẫn sử dụng thịt chuột như một loại thức ăn thường ngày. Thậm chí không ít nhà còn bày trong mâm cỗ cưới món đặc sản này.
Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác và thịt chuột cũng không phải là món ăn chỉ dành cho người nghèo. Nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu.
Ở Đình Bảng, người dân bắt chuột đồng để ăn quanh năm nhưng nếu muốn theo chân người làng đi săn chuột thì du khách nên tới đây sau vụ gặt bởi chuột nhiều và béo. Nếu đang hình dung về những chú mèo lang thang ngõ xóm thì khi bước chân vào làng, khách du lịch sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thay vì mèo, ở đây nhà nào cũng nuôi chó để bắt chuột.
Người Đình Bảng dùng chó để săn chuột chứ tuyệt đối không dùng cách đào hang. Cách này giúp bắt được nhiều chuột và vẫn còn sống sau khi bị bắt. Dùng bẫy cũng là cách phổ biến để bắt chuột ở đây, nhưng chuột thường bị gãy chân, chết trước khi người làng kịp thu gom. Ngoài ra, bắt chuột theo cách truyền thống vẫn được áp dụng vào mùa rơm rạ. Người làng đốt rơm rồi quạt cho khói xông vào các cửa hang chỉ chừa lại cửa duy nhất buộc chuột phải chạy ra ngoài và chui vào rọ.
Chuột bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước.Vì thế thành ngữ “ướt như chuột lột” cũng bắt nguồn từ đây. Ở một số nơi thuộc Đình Bảng, chuột còn được thui vàng lột da nên khi chế biến rất thơm và béo.
Thịt chuột đồng có màu trắng và thơm ngon như thịt gà, được sử dụng như một nguyên liệu chính, kết hợp với các phụ gia để chế biến nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Trong đó, phổ biến nhất là thịt luộc ép lá chanh. Thịt luộc chín, vớt ra ép thớt cho chảy bớt nước mỡ, để vài giờ lấy ra chặt nhỏ, rắc lá chanh chấm với muối chanh tiêu, ăn sẽ giòn và đậm đà hơn thịt gà.
Thông dụng không kém là món chuột đồng nấu đậu. Thịt được chặt thành miếng rang trên bếp với nước mắm đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu phụ vào om, lúc bắc ra cho thêm ít hành răm ăn với bún.
Với những thực khách sành đồ nhậu, chuột xào xả ớt là món không thể bỏ qua khi đến Đình Bảng. Sau khi ướp tỏi, gia vị, ngũ vị hương, nước tương, thịt được xào trong chảo mỡ phi hành, tỏi và sả ớt giã nhuyễn. Khi chín múc ra đĩa, hương thơm của sả và vị cay nồng của ớt sẽ hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt, ăn lúc còn nóng thì có lẽ không món nào bằng.
Ngoài ra, chuột đồng còn được chế biến thành các món chuột nấu đông, chuột giả cầy, chuột rán, chuột xào chua ngọt hay sốt cà chua, khiến không ít người phải ứa nước miếng khi các món được bày ra trước mắt. Người dân ở Đình bảng cho biết, ăn thịt chuột đồng rất lành, có tác dụng mạnh khí, giảm đau, liền xương.
Ngày nay thịt chuột ở Đình Bảng tuy không còn thịnh như ngày trước khi có mặt ở nhiều nơi, nhưng những người sành ăn Hà Nội vẫn thường tìm về Đình Bảng để thưởng thức món ăn dân dã. Đến đây, không quá khó để tìm được hàng quán bán các món ăn từ chuột đồng ở các thôn Xuân Đài, Thịnh Lang, thôn Hạ, Thượng, Đình.
Nếu có dịp đến với Đình Bảng và chưa từng một lần thưởng thức đặc sản của quê hương Kinh Bắc, hãy bỏ qua nỗi sợ hãi ban đầu và nếm thử các món ngon từ thịt chuột, chắc chắn sẽ nghiền và muốn ăn lại lần hai.
Kim Anh
Theo người trong làng, Đình Bảng săn chuột không phải để kiếm sống như nhiều nơi khác và thịt chuột cũng không phải là món ăn chỉ dành cho người nghèo. Nó xuất phát từ việc giúp mùa màng bội thu.
Sau vụ gặt, bạn có thể theo chân trai làng Đình Bảng đi săn chuột. Ảnh: vnphoto |
Người Đình Bảng dùng chó để săn chuột chứ tuyệt đối không dùng cách đào hang. Cách này giúp bắt được nhiều chuột và vẫn còn sống sau khi bị bắt. Dùng bẫy cũng là cách phổ biến để bắt chuột ở đây, nhưng chuột thường bị gãy chân, chết trước khi người làng kịp thu gom. Ngoài ra, bắt chuột theo cách truyền thống vẫn được áp dụng vào mùa rơm rạ. Người làng đốt rơm rồi quạt cho khói xông vào các cửa hang chỉ chừa lại cửa duy nhất buộc chuột phải chạy ra ngoài và chui vào rọ.
Chuột bắt về bẻ răng rồi sơ chế bằng cách lột da, cắt bỏ tứ chi, đuôi, hạch cổ hạch bẹn, vứt ruột chỉ lấy tim gan cật, treo lên cho ráo nước.Vì thế thành ngữ “ướt như chuột lột” cũng bắt nguồn từ đây. Ở một số nơi thuộc Đình Bảng, chuột còn được thui vàng lột da nên khi chế biến rất thơm và béo.
Thịt luộc ép lá chanh là món phổ biến nhất. Ảnh: vespaviet |
Thông dụng không kém là món chuột đồng nấu đậu. Thịt được chặt thành miếng rang trên bếp với nước mắm đến khi dậy mùi thơm thì cho đậu phụ vào om, lúc bắc ra cho thêm ít hành răm ăn với bún.
Với những thực khách sành đồ nhậu, chuột xào xả ớt là món không thể bỏ qua khi đến Đình Bảng. Sau khi ướp tỏi, gia vị, ngũ vị hương, nước tương, thịt được xào trong chảo mỡ phi hành, tỏi và sả ớt giã nhuyễn. Khi chín múc ra đĩa, hương thơm của sả và vị cay nồng của ớt sẽ hòa quyện cùng vị béo ngậy của thịt, ăn lúc còn nóng thì có lẽ không món nào bằng.
Ăn chuột nướng trong mùa lạnh ngon nhất. Ảnh: dlna |
Ngày nay thịt chuột ở Đình Bảng tuy không còn thịnh như ngày trước khi có mặt ở nhiều nơi, nhưng những người sành ăn Hà Nội vẫn thường tìm về Đình Bảng để thưởng thức món ăn dân dã. Đến đây, không quá khó để tìm được hàng quán bán các món ăn từ chuột đồng ở các thôn Xuân Đài, Thịnh Lang, thôn Hạ, Thượng, Đình.
Nếu có dịp đến với Đình Bảng và chưa từng một lần thưởng thức đặc sản của quê hương Kinh Bắc, hãy bỏ qua nỗi sợ hãi ban đầu và nếm thử các món ngon từ thịt chuột, chắc chắn sẽ nghiền và muốn ăn lại lần hai.
Kim Anh