728 x 90

Khám phá thiên nhiên ở khu Ramsar thứ hai của Việt Nam

Khám phá thiên nhiên ở khu Ramsar thứ hai của Việt Nam
Đi bộ trekking vượt 5 km đường rừng, khám phá vẻ đẹp kỳ lạ của cây tùng cổ thụ, chèo thuyền ngắm vương quốc cá sấu là những trải nghiệm thú vị với du khách khi đến Bàu Sấu, Đồng Nai.
CanhDep.net

Bàu Sấu (thuộc Vườn Quốc Gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai) được Ban Thư ký công ước ramsar tại Thụy Sĩ công nhận là khu ramsar thứ hai ở Việt Nam, có tầm quan trọng quốc tế. bàu sấu hay còn gọi là hệ đất ngập nước Bàu Sấu có diện tích 13.759 ha, bao gồm 5.360 ha đất ngập nước theo mùa và 151 ha đất ngập nước quanh năm. 

Du khách đến với Bàu Sấu không chỉ trải nghiệm du lịch khám phá rừng nguyên sinh hay để tổ chức các buổi picnic, cắm trại,…mà còn có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của cây tùng cổ thụ, chèo thuyền ngắm đàn cá sâu bơi lội trong đầm hay thưởng ngọn khung cảnh nên thơ và trữ tình của non nước Bàu Sấu hòa quyện tạo nên.

Dưới đây là những trải nghiệm cảm giác mà du khách có được khi một lần đặt chân lên vùng đất rừng nguyên sinh này:

Đi bộ trekking 5 km vượt rừng

Bàu Sấu cách trung tâm nam cát tiên 15 km, du khách phải đi xe 10 km đường rừng chính, sau đó phải vượt bộ 5 km nữa theo con đường mòn ẩm ướt dẫn vào sâu trong rừng thẩm. Con đường mòn rất nhỏ với chi chít các phiến đá vôi lớn nhỏ phủ đầy rêu xanh và lá cây. Con đường có lúc quanh co, uốn lượn, lúc lên dốc, lúc chuỗi sâu thẳm; ẩn nấp đâu đó dưới tán cây hay bám vào chân du khách là các loài côn trùng, loài vắt,…Vừa đi bộ trải nghiệm đường rừng, du khách còn có cơ hội khám phá hệ động thực vật sinh thái đa dạng của khu rừng nguyên sinh này.

Kham pha thiên nhiên ơ khu ramsar thứ hai của việt nam

Du khách vượt bộ 5 km để đến Bàu Sấu.

Khám vẻ vẻ đẹp hùng vĩ của cây tùng đại thụ

Theo lối mòn đường rừng dài 5 km, du khách có thể khám phá và tận mắt chứng kiến vẻ đẹp kỳ bí và độc đáo của cây Tùng đại thụ. Thân cây to lớn đến nỗi khoảng 15 người ôm mới hết. Cây Tùng độc đáo ở chỗ cái rễ khổng lồ của nó, rễ to lớn và kéo dài ra một vùng đất rộng lớn hàng chục mét. Du khách có dịp chiêm ngưỡng, tìm hiểu và chụp ảnh lưu niệm với những thân cây đại thụ có một không hai này.

Kham pha thiên nhiên ơ khu ramsar thứ hai của việt nam

Vẻ đẹp hùng vĩ và độc đáo của cây tùng đại thụ.

Ngắm toàn cảnh Bàu Sấu

Đến Bàu Sấu, du khách không khỏi ấn tượng và bị cuốn hút bởi vẻ đẹp trữ tình và nên thơ của khu vực đầm lầy Ramsar thứ hai của Việt Nam. Để có cái nhìn toàn cảnh khu vực Bàu Sấu, du khách nên ngắm cảnh từ Nhà Kiểm Lâm, khi đó du khách không chỉ thưởng ngọn khung cảnh tuyệt vời mà còn ghi lại những khoảnh khắc đẹp bên chiếc máy ảnh du lịch của mình. Những cánh rừng nguyên sinh bao bọc khu đầm lầy, những làn hoa lục bình tím cả một vùng hòa quyện với vùng nước trong xanh cùng với những đàn bướm đa sắc tạo nên bức tranh thủy mặc non nước hữu tình hấp dẫn mọi du khách. 

Kham pha thiên nhiên ơ khu ramsar thứ hai của việt nam

Khung cảnh nên thơ và hữu tình ở Bàu Sấu.

Chèo thuyền ngắm vương quốc cá sấu

Chèo thuyền trên đầm để ngắm đàn cá sấu thong dong bơi lội trong khu vực Bàu Sấu là một trong những cảm giác thú vị nhất mà du khách nên thực hiện một lần khi đến đây. Mỗi một chiếc thuyền chở tối đa ba người, người lái sẽ đưa du khách len lỏi qua từng khu đầm lầy, tiến sát khu vực rừng nguyên sinh hay tung tăng trên mặt nước chứng kiến tận mắt vương quốc cá sấu bôi lội trong khu dân cư của mình. Ngồi trên thuyền, du khách sẽ cảm thấy rất thư thái trước khung cảnh thoáng đãng, bình yên, có thể hòa mình vào không gian tĩnh lặng, du dương trong tai tiếng nhạc rừng âm vang của ve gọi hè.

Kham pha thiên nhiên ơ khu ramsar thứ hai của việt nam

Chèo thuyền trên đầm ngắm vương quốc cá sấu.

Hiện nay Việt Nam có 6 khu Ramsar, bao gồm Vườn quốc gia Xuân Thủy (tỉnh Nam Định), Bàu Sấu, Vườn quốc gia Cát Tiên (tỉnh đồng nai ), Hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Cạn), Vườn quốc gia Tràm Chim (tỉnh Đồng Tháp), Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), Vườn quốc gia Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu).

Công ước Ramsar là một công ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng một cách hợp lý và thích đáng các vùng đất ngập nước, với mục đích ngăn chặn quá trình xâm lấn ngày càng gia tăng vào các vùng đất ngập nước cũng như sự mất đi của chúng ở thời điểm hiện nay cũng như trong tương lai, công nhận các chức năng sinh thái học nền tảng của các vùng đất ngập nước và các giá trị giải trí, khoa học, văn hóa và kinh tế của chúng.

Bài và ảnh: Xuân Lộc