Cung potala gồm 3 bộ phận: Khu cung thành phía trước núi, khu cung thất trên đỉnh núi và khu hồ phía sau núi. Khu cung thành có 3 cửa Đông, Nam, Tây và 2 gác lầu. Trong thành có các cơ quan quản lý phục vụ cung như viện in kinh, nơi ở của các quan viên, tăng ni và có cả nhà giam, chuồng ngựa. Leo lên con đường bằng đá rộng rãi là tới khu cung thất. Khu này là một quần thể kiến trúc lớn mà chủ thể của nó là Bạch Cung và Hồng Cung. Bạch Cung là cung thất chuyên phục vụ cho sinh hoạt chính trị và tôn giáo của Đạt-lai Lạt-ma. Hồng Cung là quần thể kiến trúc mang tính chất tôn giáo gồm các điện Phật có linh tháp đặt thi thể các Đạt-lai Lạt-ma đã viên tịch và một số sảnh điện khác.
Từ Nyingchi ở độ cao 2900 mét đi về phía tây, đi qua cao nguyên Basong Co tuyệt đẹp, con sông Nyang quanh co, thì ửa chân núi Mila (Mira Yamaguchi) ở độ cao 5013 cũng đã xuất hiện. Cuối cùng cũng nhìn thấy Cung điện Potala, thánh điện của Lhasa.
Potala nằm ở độ cao 3700 mét, là biểu tượng của trí tuệ phi thường và lịch sử phong phú của người dân Tây Tạng. Sau khi vị vua triều thứ 33 nổi tiếng của Tây Tạng, Tùng Tán Cán Bố, dời đô về Lhasa, để quyết định cho xây dựng cung điện Potala.
Năm 1645, vị Dalai Lama thứ 5 quyết định xây dựng lại cung điện Potala, công việc xây dựng tiến hành trong nhiều thế kỷ liên tục mãi đến năm 1933 sau cái chết của Dalai Lama thứ 13, mới hoàn thành cung điện như diện mạo mà chúng ta thấy ngày nay.
Cửa vào đền của vị Dalai Lama thứ 8
Một sự may mắn khi được tham quan ngôi đền của vị Dalai Lama thứ 13. Ngôi đền nằm ở trung tâm Hồng Cung và Trát Hạ, đi sâu xuống một hành lang là bước vào ngọn tháp của vị Dalai Lama thứ 13. Được xây dựng vào năm 1934, với chiều cao 12,97 mét, rộng 7.83. Ngọn tháp là độc đáo nhất ở Cung điện Potala, là nơi chứa nhiều viên đá quý số lượng ước tính lên đến 100 ngàn viên.
Ngọn tháp của vị Dalai Lama thứ 5
So với ngọn tháp của Dalai Lama thứ 13, ngọn tháp của vị Dalai Lama thứ 5 chiếm ưu thế về số lượng vàng ước tính có tới hơn 119 ngàn lượng vàng được dát lên. Trên thân tháp còn có 18 ngàn viên đá quý, nổi bật nhất là con voi với phần đầu được làm từ trân châu, phản chiếu ánh sáng rực rỡ. Là vị Dalai Lama vĩ đại của lịch sử Tây Tạng, nên trong tháp ngoài di hài của ngài, còn có xá lợi từ ngón tay của Phật Thích Ca Mâu Ni và xá lợi từ răng của Tông-khách-ba, người sáng lập tông phái Cách-lỗ.
Những bức tượng bằng vàng
Toàn bộ cung điện Potala có sáu đỉnh tháp bằng vàng, cùng với đỉnh tháp chính bằng vàng của cung điện Potala, hình thành nên những mái vòm bằng vàng nổi tiếng của Potala. Và bình thường không mở cửa cho du khách tham quan.
Đỉnh tháp vàng nằm trên Hồng Cung có nhiều thiết kế khác nhau đại diện cho các vị Dalai Lama khác nhau.
Hồng Cung là nơi mang tính chất tôn giáo, nơi đây lưu giữ vô số những báo vật, phải kể đến đó là gian điện phật vàng, nơi được nhiều người ví như báu vật vô giá, lưu giữ hơn 3700 tượng phập và tượng tháp. Những bức tượng đều được làm bằng vàng. Nhiều tác phẩm đến từ Ấn Độ, Nepal cũng có một số làm ở Tây Tạng.
Bạch cung là nơi chuyên vụ sinh hoạt tôn giáo và chính trị của Dalai Lama. Bạch Cung gồm hai điện chủ yếu là Điện Đông Nhật Quang và Điện Tây Nhật Quang. Điện Đông Nhật Quang được xây dựng vào năm 1922 dưới thời vị Dalai Lama thứ 13., và Điện Tây Nhật Quang được xây dựng từ năm 1645 dưới thời vị Dalai Lama thứ 5, hiện không mở cửa cho khách tham quan.
Sảnh ở Điện Tây Nhật Quang rất lớn, nơi đây là nơi tổ chức làm việc của Dalai Lama. Nổi bật nhất là các bức tường treo đầy các bức họa với hình ảnh Đa La Bồ Tát làm chủ đạo.
Cung điện Potala cổ xưa và bí ẩn, trải qua thời gian hơn ngàn năm và tiếp tục bổ sung nhiều công trình phức tạc và nhiều bí mật đang chờ chúng ta khám phá .
Theo DEPplus