Trong thế giới bia lai
Thế giới bia thường được chia thành hai loại chủ yếu: bia vàng và bia đen. Phổ biến nhất là loại bia vàng (pale lager), loại bia có độ cồn nhẹ, có tỷ lệ hoa bia nhiều hơn dựa theo công nghệ của bia lager Pilsner ở Bohemia, Czech nên lượng vitamin nhiều (B2, B6 và B9), hợp với các loại thịt, salad và thịt heo ướp. Bia đen (dark beer) sử dụng nhiều lúa mạch sấy khô cho xám đen hay trộn thêm một ít mạch nha đen cùng một số chất pha màu khác như caramen, phổ biến ở Ireland, Anh. Do đạm và độ cồn cao hơn nên bia đen hợp gu với các món hải sản.
Xét về cơ bản, loại bia nào cũng ra đời từ nước, lúa mạch, hoa bia và men bia. Nhưng trên thế giới vẫn còn “bia lai”, dòng bia đặc biệt mang rất nhiều hương lạ như ngọt, chát, thậm chí chua. Chẳng hạn bia rau hoặc bia hoa quả là loại bia được trộn thêm các loại rau củ (bí đỏ, bắp…) hay hoa quả (đào, quả mâm xôi, cherry…) đã lên men trong quá trình ủ truyền thống, hơi giống rượu vang. Dòng bia thảo mộc và gia vị lại có các chất chiết xuất từ các loại cây lá như ớt đỏ, ớt xanh, tiêu, gừng… thay cho hoa bia. Ngoài ra còn có bia gừng, mang hương vị của gừng, chanh và đường, phổ biến tại Anh từ thế kỷ XVIII…
Mỹ được tiếng là vùng đất của những loại bia hương vị lạ. Chẳng hạn loại bia champagne (champagner) khá nổi tiếng có hương vị tổng hòa giữa vị nho của champagne và vị mạch nha bia – một loại thức uống được dân mê tiệc tùng, lễ hội ở Mỹ giành nhiều ưu ái trong danh mục thức uống thời thượng.
Thậm chí, người Chicago còn sáng tạo bia Pizza, được làm từ nguyên liệu chính là cà chua, tỏi, húng quế và nhiều gia vị khác, tạo mùi thơm đặc trưng, được các nhà hàng Italia ở đây ưa chuộng. Riêng người Nhật có dòng bia sữa, sản phẩm xuất phát từ vùng đất sản xuất sữa bò hàng đầu nước Nhật: Hokkaido.
Có người lý giải bia sữa là cách tận dụng nguồn sữa bò những lúc dư thừa, nên họ dùng sữa bò thay cho hoa bia. Trong thành phần bia có tới 1/3 là sữa, tạo nên thứ hương vị bia béo ngậy và ngọt ngào rất lạ miệng và được giới nữ đón nhận nồng nhiệt. Những điều đó khiến cho thế giới bia thêm phần phong phú, bởi thoát khỏi sự quen thuộc đến trở thành thông lệ của hương vị bia là điều mà nhiều người tìm kiếm bấy lâu nay.
Say hương vị cocktail bia
Song để thýởng thức một ly
bia lai cũng không phải là điều dễ dàng, bởi hầu hết các dòng bia lai đều được chế biến khá giới hạn ở một số vùng, mà người mê bia ðôi lúc phải đến tận nơi mới mong được nếm thử. Thế là phong cách cocktail bia ra ðời ðể làm thỏa mãn sở thích thưởng bia hương vị lạ của những người đam mê khám phá. Cocktail bia, gọi nôm na là bia pha, chủ yếu là các loại thức uống được pha chế từ bia với một số thực phẩm hoặc thức uống khác, cốt để làm giàu thêm hương sắc cho dòng thức uống giải khát phổ biến này.
Nhiều người cho rằng bia pha xuất phát từ những câu chuyện truyền miệng đầy thú vị, mà mục tiêu ban đầu vốn dĩ chẳng phải để… pha bia. Ðiển hình như câu chuyện kết hợp bia Corona (loại bia nổi tiếng của Mexico – được mệnh danh là bia của các cao bồi) hay bia dân gian Pulque với miếng chanh tươi.
Theo các tài liệu lịch sử, thực chất miếng chanh tươi đóng vai trò như một chiếc nắp tự nhiên để ngăn chặn ruồi muỗi trong quá trình uống. Dần dà, người ta phát hiện bia kết hợp với những giọt chua thanh của chanh cũng… là lạ, ngon ngon và công thức uống bia kết hợp với chanh được chính những người sản xuất Corona lan truyền ra ngoài. Từ đó, dân sành bia ở vùng châu Mỹ có thói quen uống bia cùng với một miếng chanh nhỏ có tẩm chút muối, tạo nên một phong cách uống bia cao bồi ngẫu hứng.
|
Cocktail bia là món uống khoái khẩu của nhiều phụ nữ |
Nước Đức – quốc gia của bia bọt - cũng có danh sách bia pha khá phong phú và ấn tượng. Một đại diện từ nhà hàng bia Đức chính hiệu Brotzeit (nằm trong khu KumhoLinks, tòa nhà Kumho Asiana Plaza Saigon) cho biết: thực đơn bia pha theo phong cách Đức tại nhà hàng có đến hàng chục loại khác nhau. Được ưa chuộng nhất là dòng Affensaft, được pha chế từ bia tươi vàng Weissbier với nước ép chuối hoặc nước ép xoài, thích hợp với những ai chuộng vị ngọt.
Giới thể thao thì rất chuộng dòng bia Radler (“Cyclist”) bao gồm bia nhẹ bán chạy nhất thế giới Original Münchner Lager pha với Sprite. Mát lạnh, sảng khoái và ít cồn, Radler là loại thức uống quen thuộc của dân chơi thể thao tại Đức, nay đã “lây lan” sang nhiều quốc gia châu Âu. “Nặng đô” hơn một chút, có thể thử bia Weissbier – loại bia tươi đậm đà đặc trưng của Munich với màu sắc đục tự nhiên, lưu giữ gần như trọn vẹn các vitamin – pha chế với Coke hoặc Sprite. Người Đức còn có thứ bia pha rất mạnh mang tên Bayrischer Longdrink được pha chế ngẫu hứng từ bia vàng với rượu vodka và nước chanh – đủ khiến cho những người tửu lượng mạnh phải ngất ngây khi nếm thử.
Cũng có những cách kết hợp để “đánh lừa” vị giác, khiến thức uống này trở nên thân thiện với nữ giới hơn trong những buổi tiệc tùng. Ðiển hình như Michelada mang đậm hương vị miền nhiệt đới - loại cocktail bia phổ biến tại Mexico xuất hiện từ thập kỷ 1940. Cũng là bia, nhưng khi được thêm vào chút ngọt điểm chua thanh của nước ép cà chua, nước sốt nóng (worcestshiresauce), nước cốt chanh, bia bỗng biến thành cocktail Michelada dễ say lòng người.
Tùy theo sở thích, người pha chế có thể chọn loại bia truyền thống của cocktail này như Corona hoặc bất kỳ loại bia nào mình yêu thích, gia giảm đá viên tùy nhu cầu rồi cho cocktail vào ly ướp lạnh có viền muối xung quanh miệng ly. Sự hòa quyện những hương vị nồng nàn với sắc đỏ tươi quyến rũ, ngay lần nhấp môi đầu tiên dễ tạo nên cảm giác ngây ngất, hương bia đằm pha chút vị mằn mặn, cay cay, chua chua, để lại dòng nhiệt kéo dài từ vòm miệng đến tận ruột gan.
Uống bia pha cũng phải biết cách. Tất nhiên, bia phải uống lạnh. Song cái sự lạnh khi lưu trữ bia cũng cần phải có giới hạn, và đúng chuẩn theo khí hậu Việt Nam là mức nhiệt độ trung bình từ 5-80C. Người Việt còn thường thích uống bia với đá, nhưng thói quen này khiến cho bia quá lạnh nên ít bọt, mất đi phần nào độ tinh khiết và đồng thời chất protein trong bia sẽ kết hợp với axit tannic khiến trong bia xuất hiện những vẩn đục, làm giảm đi hương vị tươi ngon.
Hiển Danh – Duyên Dáng Việt Nam (Ảnh: Nhà hàng Brotzeit, Kumho Links, Q1, TP.HCM)