Trước đó, tại khu vực Tây Bắc ba lan thời Trung cổ, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra những thi hài trong mộ miệng bị chèn đá và chân bị đục lỗ. Họ cho rằng đó là mộ của ma cà rồng.
Mới đây, các nhà khoa học đã công bố một sự thật về những ngôi mộ được cho là của ma cà rồng. Cách thức chôn người như thế này khá phổ biến tại đây ở khoảng thế kỷ 16 – 17, khi mà đại dịch tả tràn lan, gây chết người vô kể.
Người ta quan niệm rằng, đóng cọc vào chân và chèn gạch vào miệng các thi hài như vậy sẽ ngăn không cho cái chết hồi sinh. Bởi thời bấy giờ, họ bị mê muội và ám ảnh về những con ma cà rồng mang bệnh dịch đến cho nhân loại.
Thực chất, đây chỉ là những ngôi mộ bình thường. Tuy nhiên, những những thi hài nằm đây vốn chết vì bệnh dịch tả. Khi chết rồi, máu của họ vẫn rỉ ra khóe miệng khiến cho người dân khiếp sợ và nghĩ đó là ma cà rồng. Vì vậy, họ đã nhét đá hay đóng cọc vào người chết nhằm mục đích ngăn không cho ma cà rồng sống lại.
Theo lời tác giả nghiên cứu TS Lesley Gregoricka giải thích: "Người dân thời hậu trung cổ không hiểu về cách thức bệnh dịch lây lan, vì vậy thay vì giải thích theo khoa học, họ lý giải theo cách siêu nhiên và cụ thể là ma cà rồng".