728 x 90

Đồng rúp mất giá, cơ hội vàng để du lịch Nga trong mùa Đông

Đồng rúp mất giá, cơ hội vàng để du lịch Nga trong mùa Đông
Đầu tuần trước, khi đồng Rúp Nga đạt mức giá trị thấp nhất trong vòng 6 tháng. Nhìn lại khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ như tại Iceland cho thấy những cuộc khủng hoảng như vậy sẽ ảnh hưởng...
CanhDep.net

Đầu tuần trước, khi đồng Rúp nga đạt mức giá trị thấp nhất trong vòng 6 tháng. Nhìn lại khủng hoảng tiền tệ trong quá khứ như tại Iceland cho thấy những cuộc khủng hoảng như vậy sẽ ảnh hưởng nặng nề tới chính trị và kinh tế. Tuy nhiên, tuần tồi tệ của đồng rúp dù có ảnh hưởng tương đối đến thị trường nhưng lại không gây ảnh hưởng tới lĩnh vực xa xỉ.

Từ trước, Nga đã luôn được ca ngợi là "thánh địa 5 sao" cho những nhãn hàng xa xỉ. Đây luôn là địa điểm ưa thích của tất cả các du khách giàu có. Chính vì vậy, trong bối cảnh nước Nga đang chịu khủng hoảng kinh tế thì đây là thời điểm rẻ nhất cho những du khách muốn tới đây du lịch.

“Giá vé máy bay thời điểm hiện tại rất rẻ để tới Nga, thậm chí ngay cả hạng vé thương gia. Đặc biệt là hãng hàng không Aeroflot. Dù phải chịu tiếng xấu từ sau vụ tai nạn Aleutian nhưng hiện tại hãng hàng không này đã sử dụng máy bay Boeing 777s. Giá vé của hãng hàng này rẻ hơn ít nhất 20% so với các đối thủ cạnh tranh khác trên cùng một hành trình. Trở ngại duy nhất hiện tại với những du khách muốn tới Nga là giới hạn visa. Tự do hóa ngày càng thắt chặt trong bối cảnh khủng hoảng tại Ukraine”.
Đồng rúp mất giá cơ hội vàng để du lịch nga trong mùa đông
 

Giá phòng khách sạn rẻ

Khách du lịch có thể tiết kiệm một lượng lớn tiền tại những khách sạn cao cấp. Phòng nghỉ tại Nga ở mọi cấp độ vốn được biết đến là rất đắt đỏ. Cụ thể, theo công bố gần đây nhất về Chỉ số giá phòng khách sạn của hotels.com , Nga xếp vị trí số 8 trong danh sách những quốc gia có giá phòng khách sạn cao nhất thế giới, trên cả Singapore.

Tuy nhiên, gần đây các thương hiệu khách sạn 5 sao tại Moscow và St Peterberg đã có giá "mềm" hơn. Lý do là bởi họ muốn tránh việc người dân Nga sử dụng phòng nghỉ tại các khách sạn có thương hiệu nước ngoài như Four Seasons hay Park Hyatt Ararat.

Bên cạnh đó, sự trừng phạt của phương Tây kết hợp với suy giảm kinh tế trong nhiều tháng dài đã gây tác động lớn đến ngành công nghiệp này. “Các thương hiệu xa xỉ trở nên lo lắng. Là một du khách, bạn luôn có rất nhiều lựa chọn, thêm số lượng khách ít, buộc những khách sạn này phải giảm giá để có thể tiếp tục tồn tại”.

Ví dụ điển hình về Iceland

Khi Iceland trải qua khủng hoảng kinh tế và sụt giá tiền tệ vào năm 2008, số lượng khách du lịch đột ngột tăng (trước đó Iceland được biết đến là một nơi rất khó đi du lịch). Ngoài ra, những vụ núi lửa phun trào vào năm 2010 có nguy cơ lan sang cả không phận châu Âu cũng là một công cụ quảng bá du lịch hữu ích cho nước này.

Theo Clampet: “Có một sự bùng nổ bất ngờ trong ngành du lịch. Iceland xuất hiện trên hầu hết các bản tin hàng ngày. Khi những vấn đề của nước này tạm ngưng, mọi người bắt đầu tới đây du lịch với mong muốn biết được Iceland là đâu. Cụ thể, vào năm 2012, khách du lịch đã tăng hơn 50% so với trước khủng hoảng năm 2005. Trong năm 2013, ngành này chiếm 5,9% GDP”.

Tuy nhiên, dù việc du lịch đang chiếm nhiều lợi thế nhưng mong muốn mua sắm thỏa sức bằng đồng Rúp lại không thuận lợi như vậy.

Một vài thương hiệu quốc tế đã điều chỉnh giá ngay trong những ngày đầu khủng hoảng tiền tệ. Cụ thể Websites bán hàng trực tuyến của Apple tại Nga đã đóng cửa trong vòng 24 giờ vào tháng 11 sau đó mở cửa lại với mức giá tăng từ 20-25%/sản phẩm. Tuần trước, Apple lại tiếp tục đóng cửa hàng với lý do xem xét lại mức giá. Nhà bán lẻ Zara cũng đã đóng cửa hàng của hãng tại Moscow vào đầu tháng này.

Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg