728 x 90

Nhà rông, nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo Mỹ

Nhà rông, nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo Mỹ
Theo CNN, du khách tới Việt Nam thường bỏ qua Tây Nguyên, nơi có văn hóa độc đáo và những công trình kiến trúc truyền thống ấn tượng của các dân tộc thiểu số như Ê-Đê, Ba Na và Gia Rai.
CanhDep.net

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Những dân tộc như Ê-Đê, ba nagia rai ngày nay vẫn xây những ngôi nhà sàn để sinh sống. Họ tập trung chủ yếu ở Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Người Ba Na và Gia Rai đều xây nhà rông – những ngôi nhà có mái cao nằm giữa trung tâm làng, thường được sử dụng như nơi sinh hoạt cộng đồng. Vào dịp lễ hội, người dân trong làng thường tập trung tại những ngôi nhà rông, trong mặc trang phục truyền thống, họ múa hát và đánh cồng chiêng.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Mái che bằng rơm có thể cao tới 30 m. nhà rông càng cao, vị thế của ngôi làng sở hữu nó càng lớn. Đây cũng là địa điểm tham quan phổ biến ở của du khách khi đến Tây Nguyên.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Hoa văn trên đỉnh mái được trang trí khác nhau ở mỗi làng.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Hầu hết người Việt Nam đều thực hiện nghi lễ thờ cúng nhưng ít nơi nào độc đáo như Gia Rai với tang lễ phức tạp và tốn kém. Trong ảnh là nhà mồ của người Gia Rai cổ.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Những đồ vật có giá trị được chôn theo người chết. Những tượng gỗ điêu khắc đơn giản dựng xung quanh bờ rào ngôi mộ. Mộ người Gia Rai trưng bày trong bảo tàng dân tộc học ở Hà Nội.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Tượng gỗ có thể mang nhiều biểu cảm từ suy tư, trầm ngâm, vui vẻ hay cả đang hoan lạc.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Những ngôi mộ sẽ bình yên vĩnh hằng sau lễ dâng trâu để tiễn biệt người thân đã khuất.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Dân tộc Ê-Đê sống chủ yếu ở Đắk Lắk. Khi một cô gái Ê-Đê lấy chồng, ngôi nhà được dựng dài thêm làm nơi ở cho vợ chồng trẻ. Nhà càng dài càng thể hiện sự giàu có của gia chủ, có nhà dài tới 100 m.  Nhà xây trên sàn thấp bằng gỗ và tre, đôi cầu thang chạm gỗ dẫn lên cửa. Một thang cho đàn ông, một cho phụ nữ. Cầu thang cho phụ nữ được trang trí hình bộ ngực.

Nhà rông nhà dài của dân tộc thiểu số trên báo mỹ

Phụ nữ Ê-Đê nổi tiếng thêu và nhuộm màu vải tự nhiên đẹp.

Nếu bạn có ý định lên khu vực tây nguyên để khám phá vẻ đẹp, con người và chiêm ngưỡng những công trình nhà dài, nhà rông, bạn nên đi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Bạn có thể di chuyển theo các tuyến đường từ TP HCM, Buôn Ma Thuột, Pleiku, Kon Tum... Nếu đi bằng máy bay, bạn có thể đáp ở sân bay Pleiku hoặc sân bay Buôn Ma Thuột.

Xem thêm: Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam nhận chứng chỉ xuất sắc lần 3

Như Bình