728 x 90

Đến thăm cây chè Tổ ở Suối Giàng

Đến thăm cây chè Tổ ở Suối Giàng
Cây chè tổ hơn 400 năm tuổi, niềm tự hào của người dân Suối Giàng   Nằm ở độ cao 1.371m so với mực nước biển, xã...
CanhDep.net

Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
Cây chè tổ hơn 400 năm tuổi, niềm tự hào của người dân Suối Giàng 
 Nằm ở độ cao 1.371m so với mực nước biển, xã Suối Giàng, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái nổi tiếng là quê hương xứ sở của loại chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Cây chè ở đây mọc tản mát một cách tự nhiên trong rừng, nhiều cây có thâm niên vài trăm tuổi, khi thành thành phẩm trà có ba yếu tố được dân sành trà đánh giá rất cao: Hương thơm – Vị đậm – Nước sánh vàng xanh óng ánh.
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
 Chén trà suối giàng có màu vàng óng ánh như mật ong

Chẳng biết từ bao giờ cây chè chọn xứ sở này để sinh trưởng, nhưng từ những năm 1960, nhiều nhà nghiên cứu về chè ở việt nam và trên thế giới đã tìm thấy trên 80.000 cây chè từ 200 tuổi trở lên, trong số đó có rất nhiều cây trên 300 tuổi. Còn loại cây chè vào khoảng 100 năm tuổi thì nhiều vô kể. Rừng chè ở Suối Giàng phủ rộng khắp nơi, trên diện tích khoảng 293ha.

Cây chè Suối Giàng có lá to, dày và có màu xanh đậm, sẫm, búp chè to mập mạp, trên mặt lá có phủ một lớp lông tơ mỏng, giống như có tuyết phủ lên, nên được gọi là chè Shan tuyết. Sinh trưởng ở vùng đất núi cao trên 1000m, lại quanh năm mây mù bao phủ, không gian se lạnh hơi sương, nên cây chè Shan tuyết này ít khi bị sâu bệnh. Lá hình dáng đẹp và búp chè rất khỏe mạnh, khi pha trà thường cho ra nước sánh vàng như màu mật ong, uống vào dư vị ngọt mãi nơi đầu lưỡi.
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
Những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi mọc rải rác khắp nơi chìm trong sương núi. 
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
 Hoa chè rụng trắng dưới gốc cây

Cây chè cổ nhất ở Suối Giàng đã có tuổi thọ trên 400 năm tuổi, được người dân gọi là Cây chè Tổ, nằm ở xã Giàng B, có vị trí cao nhất xã. Thân cây to khỏe, chu vi bằng một người ôm, tán cây xòe rộng tính đến hơn 20m2. Và theo người địa phương ở đây, mỗi vụ chè, cây chè Tổ cho khoảng 20 – 25kg chè búp.

Người dân Suối Giàng 98% là người Mông, đã sống với nghề hái chè và sản xuất chè truyền từ đời này sang đời khác. Mỗi sân nhà đều có vài gốc chè, mỗi gia đình đều có nghề làm chè cha truyền con nối. Chúng tôi đến thăm gia đình anh Hoàng Tuân, cơ sở sản xuất Đằng Trà, ngay trung tâm Suối Giàng, được anh giới thiệu cơ sở sản xuất trà của gia đình.. Mọi dụng cụ còn thô sơ, công nghệ chế biến trà còn mang phong cách gia đình. Tuy vậy, với người sành trà, đây là thế mạnh của trà Suối Giàng. Bởi không bị can thiệp nhiều của công nghệ, trà Suối Giàng còn nguyên vị tinh khiết của núi rừng, của sương bản làng và của những lá trà xanh mướt màu trời màu đất. Nhấp một ngụm trà, nghe tan cả trong miệng vị sương sớm, vị trong lành của thiên nhiên, vị mộc mạc của người dân Suối Giàng.
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
 Cơ sở sản xuất trà theo quy mô gia đình ở nhà anh Hoàng Tuân
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
 Cuộc sống thanh bình của người dân Suối Giàng
Đến thăm cây chè tổ ở suối giàng
Bếp lửa nấu nước đun trà luôn cháy đượm để lúc nào có khách đến, chủ nhà cũng có sẵn nước pha trà mời khách. 

Để tưởng nhớ đến Tổ tiên, cũng như tri ân Trời đất đã ban cây chè đến sinh trưởng ở đất này, mỗi dịp xuân về, trước vụ thu hoạch, người dân Suối Giàng thường làm lễ cúng cây chè Tổ rất long trọng, trở thành một hoạt động văn hóa tiêu biểu của vùng, và thu hút người khắp nơi đến tham gia.

Bên cạnh cây chè Tổ cổ thụ quý giá, những vườn chè xanh um chìm trong sương mờ, cuộc sống của người dân bình yên, hiền hòa với xóm giềng, với cây chè, Suối Giàng, Yên Bái gần đây trở thành điểm đến thú vị cho người yêu thích du lịch và khám phá.
Bài và ảnh: Huỳnh Thu Dung