728 x 90

Đến Lào Cai, dự hội cốm của người Tày ở Bảo Yên

Đến Lào Cai, dự hội cốm của người Tày ở Bảo Yên
Hội cốm của người tày ở Bảo Yên thường bắt đầu sau vụ gặt. Nếu cốm làng Vòng làm nên những ngày đầu thu Hà Nội, thì ngày hội cốm tháng 10 lại làm nên nét văn hóa đặc sắc cho người Tày ở Bảo Yên, Lào Cai.
CanhDep.net
hội cốm của người tày ở Bảo Yên thường bắt đầu sau vụ gặt. Đây không chỉ là thời điểm nhàn rỗi để nghỉ ngơi sau trọn một năm dãi nắng dầm mưa mà còn là lúc thụ hưởng thành quả sau những ngày lao động cực nhọc. Như nhiều tết cơm mới của bà con dân tộc vùng cao, hội cốm của người Tày ở Bảo Yên là dịp để tạ ơn thần linh, trời đất đã phù hộ mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt và ngô thóc đầy bồ.
Đến lào cai dự hội cốm của người tày ở bảo yên
Mâm cỗ dâng lên tổ tiên, thần linh trong ngày lễ hội. Ảnh: baolaocai.
Để sẵn sàng cho ngày hội cốm, công việc chuẩn bị đã được bắt đầu ngay từ đầu vụ lúa. Nhưng phải đến những ngày này, không khí khẩn trương, nhộn nhịp vào hội mới lan tỏa tại khắp các gia đình ở huyện miền núi Bảo Yên, đặc biệt là xã vùng cao Nghĩa Đô. Dọc hai bờ suối Nậm Luông chảy từ đầu xã đến tận cuối xã là khung cảnh rộn ràng làm cốm.
Thông thường, việc gặt lúa, chọn bông sẽ được các chị em phụ nữ đảm nhận, trong khi đó, cánh đàn ông sẽ phụ trách khơi lò, chẻ lạt, bổ củi, làm sàn gác sấy cốm. Lúa nếp đem về được sắp hàng bên suối, dỡ ra rồi nhặt rửa từng bông một. Bông lúa được khỏa trong nước mát sạch bong đem đến xếp bên lò. Lúc này các lò đã đượm than hồng, vỉ liếp đan bằng tre tươi được đặt lên miệng lò, các cô gái xúm quanh đặt mỗi lần năm bông lên vỉ rồi luôn tay lật đi lật lại sao cho hạt nếp chín đều. Cốm sấy xong phải mềm, có mùi thơm dịu.
Đến lào cai dự hội cốm của người tày ở bảo yên
Quá trình rang, giã, sàng, sẩy mới làm ra được hạt cốm đều tăm tắp. Ảnh: radiovietnam.
Giã cốm là công đoạn quan trọng trong ngày hội cốm, không chỉ mang ý nghĩa thông báo về một mùa vụ bội thu, mà còn là để mời tổ tiên, các vị thần linh về hưởng cốm. Bên bờ suối, trai gái khỏe mạnh và cả các mẹ, các cô, các bà với chày cối, giần sàng cũng tham gia giã cốm. Sau lần đầu giã đều cho bong vỏ trấu, những hạt lúa được giã thêm lần nữa để tạo thành những hạt cốm dẻo và xanh hơn.
Người rang, người giã, người sàng, người sảy… không khí ngày hội trở nên đông vui, bình yên và ấm áp. Đây là hình ảnh đậm chất văn hóa truyền thống của người Tày, và có lẽ chỉ đến  vào những ngày mùa thế này, du khách mới có thể cảm nhận hết được. Từ những hạt cốm đều xanh, hấp dẫn, phụ nữ Tày làm nên các món đặc trưng trong ngày hội. Trong đó, cơm cốm là món không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong những ngày này.
Cơm cốm được làm bằng cách rưới nước luộc vịt đã tẩm gia vị vào nồi cốm hạt, sau đó múc cốm ẩm ra lá dong, dùng tay nắm thật chặt thành khối, khi buông tay nó lại tự bung ra, như vậy mới là cơm cốm ngon. Cơm được gói cho vuông cạnh, hình chữ nhật hoặc hình vuông. Sau khi làm lễ, từng hạt cốm nhỏ được người ta mời nhau để cùng thưởng thức cái vị thơm, vị ngọt của "hạt ngọc” bản mình.
Đến lào cai dự hội cốm của người tày ở bảo yên
Giã cốm của người Tày có nhiều nét tương đồng với người Thái và đồng bào vùng cao phía Bắc. Ảnh: danviet.
Cũng dùng vịt nhưng bánh cốm sử dụng thịt vịt luộc chín tới để làm nhân, ngoài ra còn có thịt băm viên xào với hạt dổi, nhân quả đài hái, bột đậu đen, một ít kiệu lá, hành hoa, tỏi bột. Nhân được cho vào giữa cốm, dùng lá dong non gói lại như bánh chưng. Chỉ khác là bánh được hấp trong chõ nấu rượu tới khi chín đều, bánh không bị nhão và quá ngậy.
cốm ép làm khá giống cơm cốm, cũng để vào lá dong cốm hạt, dùng nước nóng hoặc nước luộc vịt tưới cho ướt đều, gói lại thành gói vuông. Có khác là sau đó đặt giữa hai tấm ván, dùng sức hai cánh tay hoặc lực đè ép mạnh cho gói cốm dẹt mỏng, thành từng lớp, quyện chặt với nhau.
Vy An