728 x 90

Chiến lược hành khách bay trên mạng lưới quốc tế của Vietjet

Chiến lược hành khách bay trên mạng lưới quốc tế của Vietjet
Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương và mở đường bay dài sang các nước châu Âu với giá vé ưu đãi.
CanhDep.net

Ngoài mạng đường bay nội địa, hiện hãng mở rộng và khai thác các đường bay quốc tế gồm Bangkok, Singapore, Seoul, Siem Riep và mới nhất là Taipei vào ngày 12/12. Sự kiện chính thức ra mắt chiếc máy bay đầu tiên do hãng sở hữu để nâng đội máy bay đang khai thác lên quy mô 20 chiếc, cùng kế hoạch phát triển đội máy bay mới mỗi năm, vietjet đang khẳng định chiến lược dần trở thành một hãng hàng không quốc tế.

Chiến lược hành khách bay trên mạng lưới quốc tế của vietjet

Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu (phải) trong buổi lễ đón tàu bay tại Pháp ngày 26/11.

Với chiến lược trên, hãng tập trung triển khai theo 3 nhóm đường bay quốc tế chính bao gồm: nhóm điểm đến tầm ngắn gồm Bangkok, Siem Riep, Singapore và trong năm sau sẽ là Kuala Lumpur, Jakarta, Manila, Yangoon. Nhóm điểm đến tầm trung có Seoul, tiếp theo là Taipei và trong năm 2015 có thể sẽ có Busan, Tokyo, Vladivostok. Đối với những điểm đến tầm xa ở châu Âu hay Australia, hãng sẽ triển khai chiến lược cùng hợp tác hay thuê các loại máy bay có tầm hoạt động nhiều hơn 8 tiếng.

Chiến lược quốc tế hóa của Vietjet còn được thực thi thông qua các liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằm tạo ra mô hình mạng bay trục nan. Cụ thể, hãng đã ký hợp đồng liên doanh với hãng Kan Air của Thái Lan, nhằm tạo ra trục nan lấy Bangkok làm cứ điểm hoạt động để khai thác mạng bay nội địa, nhằm để kết nối với các điểm đến khác của hãng trong khu vực Đông Nam Á.

Hiện Liên doanh Thai Vietjet sẵn sàng cho hoạt động thương mại ngay trong tháng 12. Một liên doanh khác của VietJet cũng vừa được chốt là thỏa thuận hợp tác với Hãng hàng không Air Costa của Ấn Độ. Ngay sau đó, hãng tiếp tục ký kết hợp tác với Angel Fairy Travel và Southeast Asia University nhằm kết nối liên doanh tại Ấn Độ với Thai VietJet và công ty mẹ VietJet tại Việt Nam. Với việc hợp tác này, hãng sẽ tổ chức khai thác mạng đường bay kết nối các điểm đến tại Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ trong thời gian tới. Mới nhất, hãng vừa công bố kế hoạch sẽ mở đường bay từ Vladivostok đến Hà Nội (từ tháng 5/2015), TP HCM, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Phú Quốc. Sau đó, hãng khai thác đường bay đến các tỉnh thành khác của Nga.

Chiến lược hành khách bay trên mạng lưới quốc tế của vietjet

Hình ảnh chiến tàu bay đầu tiên thuộc sở hữu của hãng hàng không VietJet.

Hãng vừa mở bán vé máy bay tết nguyên đán Ất Mùi trên tất cả đường bay với 360.000 chỗ trong đợt đầu tiên, để phục vụ nhu cầu mua vé sớm của hành khách cùng với chương trình khuyến mãi nguyên cả tháng bán vé 0 đồng.

Hãng này còn phát triển mạnh phương thức thanh toán mua vé máy bay qua Internet. Khách có thể thanh toán bằng thẻ Visa Card, Master Card, JCB, American Express và thẻ ATM của 24 ngân hàng lớn đăng ký Internet Banking.

Sắp tới, hãng sẽ nhận thêm 3 tàu bay mới, đón đầu mùa cao điểm nhu cầu di chuyển của người dân trong dịp Tết Nguyên đán.

Vietjet đang khai thác 20 tàu bay A320, thực hiện gần 140 chuyến bay một ngày, phục vụ vận chuyển gần 10 triệu hành khách.

Theo lộ trình phát triển, mỗi năm Vietjet nhận 6-12 tàu bay mới trong hợp đồng mua và thuê mua 100 tàu bay với Airbus, để mở rộng hơn nữa các đường bay quốc tế. Hãng có kế hoạch phát triển mạng bay rộng khắp khu vực châu Á -  Thái Bình Dương và có kế hoạch mở các đường bay dài sang các nước châu Âu bằng các loại tàu bay thân rộng, hiện đại cung cấp bởi các nhà sản xuất máy bay uy tín trên thế giới.

Thư Kỳ