728 x 90

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở Mông Cổ
Những người chăn nuôi tuần lộc ở vùng xa xôi nhất của Mông Cổ đang phải đối mặt với nguy cơ biến mất.
CanhDep.net
Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Từ ngàn năm trước, bộ tộc Dukha, hay còn gọi là người Tsaatans đã sống trong rừng sâu, nơi xa xôi nhất của miền bắc mông cổ . Tuy nhiên ngày nay, họ đang đứng trước nguy cơ biến mất trong lịch sử  do chính sách của chính phủ và quá trình hiện đại hóa.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Bộ tộc dukha có lối sống du mục, luôn di chuyển từ đồng cỏ này tới đồng cỏ khác. Họ là những người chăn tuần lộc ít ỏi còn sót lại ngày nay.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Người Dukha phụ thuộc vào tuần lộc gần như tất cả khía cạnh cuộc sống, từ sinh tồn cho tới văn hóa và tâm linh. Thế nhưng đứng trước sự phát triển hiện đại, truyền thống văn hóa xa xưa đang có nguy cơ biến mất. Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ còn khoảng 40 hộ gia đình và 1.000 con tuần lộc còn sót lại.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Nguyên nhân một phần nằm ở chính sách của giới chức Mông Cổ. Khu vực săn bắn của người Dukha đã được quy hoạch thành công viên quốc gia vào năm 2011. Mỗi hộ gia đình chỉ được đền bù 150 USD. Điều này buộc nhiều hộ phải chuyển đến các thị trấn, thậm chí là thành phố lớn để tìm sinh kế mới.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Người Dukha cũng có rất ít điểm chung với các bộ lạc khác ở Mông Cổ. Họ sống trong lều riêng, chăn tuần lộc thay vì bò và dê, theo đạo Shaman thay vì đạo Phật. Tuy nhiên, nguy cơ lớn nhất chính là “sự trốn chạy của thế hệ trẻ”. Họ muốn sống ở thành phố hiện đại thay vì ở trong rừng tuyết với điều kiện khắc nghiệt.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Tuần lộc bơi rất giỏi với lớp long rỗng, đóng vai trò như một chiếc phao cứu sinh. Tuy nhiên cảnh này đang ngày càng trở nên hiếm gặp. Số lượng tuần lộc đang giảm đi đáng kể do dịch bệnh và các phương thức điều trị sẵn có.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Dukha di chuyển xuống phía nam trong mùa hè để kiếm tiền thông qua du lịch, một ngành đem lại thu nhập lớn nhất hiện nay. Họ rời bỏ khu vực chăn nuôi truyền thống để thành lập trại hướng dẫn cạnh hồ Khovsgol vốn thu hút được rất nhiều du khách. “Chúng tôi phải cố gắng kiếm tiền để sống sót qua mùa đông.”, một cô gái Dukha cho hay.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Du khách sẵn sàng trả 2,5 USD để chụp hình cùng tuần lộc. Mỗi gia đình có thể kiếm được 200 USD mỗi ngày nếu cho tuần lộc phục vụ du khách. Số tiền lớn hơn nhiều so với tiêu chuẩn sống ở đây.

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Đã có những cáo buộc cho rằng người Dukha lợi dụng tuần lộc để thu lợi nhuận. Nhiều du khách cho rằng khu vực hồ Khovsgol quá ấm để chăn nuôi tuần lộc. “Chúng đáng lẽ phải sống ở vùng có khí hậu lạnh hơn”, một du khách phát biểu. Tuy nhiên bà Enkhatuya, pháp sư của bộ tộc bác bỏ những cáo buộc trên và nói: “Chúng tôi có một sự kết nối sâu sắc với tuần lộc. Chúng tôi biết tuần lộc muốn gì và không bao giờ lạm dụng chúng. Chúng giống như gia đình của chúng tôi vậy.”

Bộ tộc chăn tuần lộc cuối cùng ở mông cổ

Bà Enkhatuya cũng tin rằng văn hóa Dukha sẽ tiếp tục phát triển mạnh. “Những người trẻ tuổi đang quay trở lại để tiếp tục truyền thống của tổ tiên. Cháu gái tôi cũng đang học tập để trở thành một pháp sư giống tôi”, bà nói, “Chúng tôi là những người cuối cùng còn sót lại của loại hình này, và chúng tôi sẽ cố gắng để văn hóa này không chết đi”.

Xem thêm Ngôi làng chỉ có một người sinh sống ở trung quốc

Hải Thu (theo CNN)