728 x 90

Những vụ bê bối của các hãng hàng không

Những vụ bê bối của các hãng hàng không
Vụ "hạt mắc ca nổi giận và nàng công chúa hư" của Korean Air, tiếp viên Malaysia Airlines bị tố quấy rối tình dục hành khách, là một vài trong số những bê bối mà các hãng hàng không thế giới phải giải quyết gần đây.
CanhDep.net

Ở nhiều nước, hàng không luôn được coi là ngành nghề sang trọng, thu nhập cao và hội tụ những con người ưu tú cùng ngoại hình bắt mắt. Hình ảnh của các nhân viên hàng không thường được xây dựng đẹp, nhưng một số hãng đã không tránh khỏi các tai tiếng bất thình lình.

American Airlines: Tiếp viên ăn trộm tiền từ thiện

Marco Posta, nam tiếp viên American Airlines bị bắt giữ vào ngày 31/1 vì tội ăn trộm tiền quyên góp từ thiện của hãng cho quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEF. Cảnh sát đã tìm thấy gần 5.500 USD tiền xu trong cốp xe của nhân viên này.

Túi đựng tiền ăn trộm được của Marco Posta bị cảnh sát phát hiện từ tháng 10/2014, nhưng phải đến cuối tháng 1, họ mới đủ bằng chứng để bắt anh ta.

Những vụ bê bối của các hãng hàng không

Tang vật được tìm thấy trong cốp xe của nam tiếp viên 56 tuổi. Ảnh: Police.

Korean Air: hạt mắc ca nổi giận và công chúa hư

Ngày 5/12/2014, khi đang ngồi trên khoang hạng nhất trong chuyến bay của korean air , phó chủ tịch của hãng, cô Heather Cho, đã lớn tiếng mắng mỏ tiếp viên vì phục vụ hạt mắc ca mà không hỏi khách có cần hay không. Bà tiếp tục yêu cầu tiếp viên trưởng trình sổ tay hướng dẫn phục vụ ra, nhưng người này không tìm thấy trong máy tính bảng. Heather Cho tỏ ra giận dữ và yêu cầu tiếp viên trưởng rời tàu bay.

Lúc này, máy bay đang đi trên đường lăn, chuẩn bị ra vị trí cất cánh. Để tiếp viên trưởng xuống, phi công phải cho máy bay quay lại, khiến cả chuyến khởi hành chậm.

Những vụ bê bối của các hãng hàng không

Truyền thông nước sở tại gọi vụ án này là "hạt mắc ca nổi giận" và Heather Cho là "nàng công chúa hư".

Sau khi sự việc xảy ra, làn sóng phản đối bà Heather Cho lan trên báo chí Hàn Quốc cũng như các mạng xã hội. Heather đã phải rời bỏ mọi chức vụ liên quan trong tập đoàn, phải hầu tòa vì hành động trên. Bố của bà, chủ tịch Korean Air, phải xin lỗi trước dư luận và mong mọi người tha thứ cho con gái.

Malaysia Airlines: Tiếp viên bị tố quấy rối hành khách

Hôm 14/8/2014, hãng hàng không quốc gia malaysia airlines xác nhận thông tin khiếu nại của một nữ du khách người Australia về việc bị tiếp viên quấy rối. Sự việc xảy ra trong chuyến bay mang số hiệu MH20, từ Kuala Lumpur đến Paris ngày 4/8/2014.

Theo đơn khiếu nại, ban đầu tiếp viên này yêu cầu ngồi cạnh nữ hành khách để trấn an tinh thần cũng như bảo vệ cô trong chuyến bay. Sau đó, anh ta đã có những hành vi không đúng đắn và quấy rối tình dục. Khi máy bay hạ cánh ở sân bay Charles de Gaulle tại Paris, vị khách này đã báo cảnh sát, nam tiếp viên bị bắt hôm 7/8/2014.

Người này là tiếp viên trưởng, làm việc 32 năm cho Malaysia Airlines, và bị hãng đuổi việc chỉ hai tuần sau khi vụ việc xảy ra. Gia đình tiếp viên đã thuê luật sư để bào chữa cho anh ta.

Những vụ bê bối của các hãng hàng không

Đây là bê bối lớn nhất của Malaysia Airlines kể từ sau thảm kịch MH370 và MH17. Hãng tuyên bố sẽ xử lý nghiêm khắc sự việc này. Ảnh: News.

JetBlue: Tiếp viên chửi hành khách

Vào ngày 9/8/2010, khi chuyến bay của hãng JetBlue đáp xuống đường băng tại sân bay John F. Kennedy, New York, Mỹ, tiếp viên Steven Slater bị hành lý xách tay của hành khách để ở cabin phía trên chỗ ngồi đập vào đầu. Trước đó, khi máy bay chuẩn bị hạ cánh, Slater đã yêu cầu một hành khách ngồi yên tại chỗ, nhưng người này vẫn cố tình mở cabin lấy đồ, dẫn đến sự cố trên.

Nam tiếp viên 39 tuổi yêu cầu vị khách xin lỗi, nhưng được đáp lại bằng một màn chửi thề . Anh liền lên loa của máy bay để... chửi lại khách, sau đó mở lối thoát hiểm bằng cầu trượt và thoát ra ngoài.

Slater bị bắt ngay sau đó vì bị buộc tội gây nguy hiểm cho người khác. Tuy nhiên hành động của nam tiếp viên lại nhận được hưởng ứng của nhiều hành khách, đồng nghiệp và cựu tiếp viên. Họ cho biết rất hiểu cảm giác mệt mỏi, áp lực vì công việc của Slater và cho rằng lỗi là của vị khách trên.

Những vụ bê bối của các hãng hàng không

Nút thoát hiểm theo cầu trượt chỉ được mở trong trường hợp khẩn cấp, nó rơi xuống chỉ trong vài giây, sẽ gây nguy hiểm cho người đang đứng ngay phía dưới mặt đất. Ảnh: Bearinside.

Anh Minh (tổng hợp)