728 x 90

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người
Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người, tuy nhiên cũng có một vài kiến thức đã bị bóp méo thậm chí là sai lệch. 1. Kết liễu võ sĩ thua trận bằng dấu hiệu...
CanhDep.net
Lịch sử là những gì thuộc về quá khứ và gắn liền với xã hội loài người, tuy nhiên cũng có một vài kiến thức đã bị bóp méo thậm chí là sai lệch.

1. Kết liễu võ sĩ thua trận bằng dấu hiệu ngón tay cái hướng xuống

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Trong các đấu trường thời kỳ La Mã, hành động giơ ngón tay cái chỉ xuống có nghĩa là chặt đầu nhưng trên thực tế dấu hiệu ngón tay cái nằm trong nắm tay mới mang ý nghĩa giết chết, còn dấu hiệu ngón tay chỉ xuống là để bảo vệ các võ sĩ giác đấu thua trận.

2. Người Viking luôn đội mũ giáp có sừng

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Trên thực tế, những chiếc mũ của người Viking được mài nhẵn và tròn để bảo vệ đầu trong những trận chiến. Các họa sĩ dường như đã phóng tác vẽ thêm chiếc sừng trên mũ của những chiến binh dũng mãnh này. Chi tiết sừng trên mũ dường như được sáng tác theo xu hướng của thế kỷ XIX. Nó có thể được lấy cảm hứng từ sự sáng tác của các sử gia Hy Lạp và La Mã cổ đại ở phía Bắc châu Âu.

3. Dụng cụ tra tấn “Thiết xử nữ” có từ thời trung cổ

Mặc dù thiết bị này được xem là kiểu tra tấn điển hình thời trung cổ, nhưng không có dữ liệu cho thấy nó được sử dụng trước năm 1793.

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Thiết xử nữ còn được gọi là Quan tài sắt. Đây là một dụng cụ tra tấn thời trung cổ được tạo ra bởi nữ bá tước khát máu Elizabeth Báthory. Dụng cụ này có hình dạng một chiếc thùng hình nón gắn hàng trăm chiếc đinh sắt bên trong. Được thiết kế đủ lớn để chứa được những người có kích thước lớn nhất, nạn nhân sẽ bị nhốt bên trong và bị thẩm vấn trong thời gian dài. Chỉ cần một cử động nhỏ, nạn nhân sẽ bị các đinh sắt gây thương tích và đâm xuyên người.

4. Vua Canute cố gắng để ngăn dòng thủy triều chứng minh sức mạnh

Canute Đại đế - vị vua người Đan Mạch này trở thành vua của nước Anh vào năm 1077. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không nhớ đến ông như là một vị vua nước Anh mà đơn giản chỉ là người đã cố gắng để ngăn dòng thủy triều. Vì một số lý do như vậy mà ông mãi bị xem như là một kẻ ngu đần .

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Trên thực tế, Canute Đại đế thực sự là một vị vua hùng mạnh và khôn ngoan. Ở thời kỳ đỉnh cao quyền lực của mình, ông trị vì Đan Mạch, Na Uy và Anh; ngoài ra Thụy Điển, Ireland và Scotland cũng đều quy thuận dưới triều đại của ông. Điều này đã khiến ông trở thành người quyền lực nhất Châu Âu thời trung cổ.

Rõ ràng là các giai thoại về ý định ngăn dòng thủy triều là có thật. Nhưng Canute chưa bao giờ nghĩ rằng ông ta có thể ra lệnh để chế ngự tự nhiên, trên thực tế ông đã chỉ rõ quan điểm của mình rằng không có vị vua nào có thể hùng mạnh như Đức Chúa. Sau khi nêu lên quan điểm của mình về đạo Cơ-đốc, ông đã đặt vương miện của mình bên trên cây thánh giá và không bao giờ đội trở lại nữa.

5. Hoàng đế Napoleon Bonaparte là người rất lùn

Từ trước đến nay khi nhắc đến Napoleon Bonaparte, người ta thường hình dung ra một người đàn ông thấp bé có cái đầu thiên tài và tham vọng sục sôi.

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Các tác phẩm nghệ thuật về Napoleon cũng luôn xây dựng hình ảnh vị hoàng đế danh tiếng này như vậy, khiến biệt hiệu "chàng lùn" gắn chặt với ông. Hình ảnh này trở thành nguồn an ủi cho nhiều người đàn ông thấp bé bởi ý nghĩ vóc dáng "khiêm tốn" không ngăn cản những người đàn ông trở nên vĩ đại.

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Nếu theo tiêu chuẩn ngày nay thì Napoleon đúng là người khá thấp bé. Tuy nhiên, với chiều cao 1m70, ông nằm trong khoảng chiều cao tương đối của người châu Âu thế kỷ 19.

6. Những bức tượng điêu khắc Hy Lạp và La Mã cổ đại đều có màu trắng

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Những bức tượng điêu khắc thời Hy Lạp và La Mã cổ đại được trưng bày tại các viện bảo tàng chúng ta thấy đều có màu trắng. Tuy nhiên, thực tế những bức tượng đã từng được sơn phết những màu sắc khá sặc sỡ trước khi bị thời gian bào mòn trắng xóa như ngày nay.

7. Nô lệ được giải thoát khi một quốc gia tuyên bố giải phóng

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Vào thời chiến tranh, khi một đất nước tuyên bố được giải phóng thì những người nô lệ thực sự hoàn toàn không được tự do, thay vào đó chỉ những con người sống trên đất nước đó không chịu sự kiểm soát của chế độ cai trị mới được tự do.

8. Người thời Trung Cổ tin trái đất là một mặt phẳng

Những quan niệm phổ biến nhưng sai lầm về lịch sử của con người

Lý thuyết trái đất là một mặt phẳng không phải là kiến thức mà đa số người Trung Cổ đều tin tưởng. Thực tế nhà thiên văn học đầu tiên ở thời Hy Lạp cổ đại - Pythagor (hay Pythagoras, 569-475 TCN), ông không chỉ là nhà toán học mà còn là một nhà triết học, thiên văn học. Mô hình ông đưa ra là trái đất có dạng một hình cầu nằm ở trung tâm vũ trụ . Mặt trời, mặt trăng và các hành tinh chuyển động trên một mặt cầu trong suốt có cùng tâm với trái đất.

Tin Update
  • 25/05/15 10:02 Cận cảnh loài lưỡng cư độc nhất trên thế giới
  • 25/05/15 09:59 Ghê rợn “gương mặt máu” xuất hiện sau lưng người câu cá
  • 25/05/15 09:11 Giải cứu trăn Anaconda khổng lồ lạc trong khu nghỉ dưỡng
  • 23/05/15 11:45 Món ngon nhất định phải thử khi đặt chân tới Sài Thành (P1)