728 x 90

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm
Cực Tây (Chân mây địa đàng) - Tác giả: Ngô Huy Hòa. Địa điểm: Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La Đỉnh Pha Luông được ví là “Nóc nhà của Mộc Châu” với thế núi độc đáo,...
CanhDep.net

Cực Tây (Chân mây địa đàng) - Tác giả: Ngô Huy Hòa. Địa điểm: Pha Luông, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Đỉnh Pha Luông được ví là “Nóc nhà của Mộc Châu” với thế núi độc đáo, giống như một mũi thuyền vươn lên giữa biển mây vần vũ. Những vách đá hùng vĩ sừng sững như thách thức con người say mê khám phá và chinh phục tự nhiên. Thời điểm leo núi thích hợp nhất là mùa đông và mùa xuân. Khi đó thời tiết không quá nóng, du khách sẽ đỡ mất sức và tránh được những thời tiết bất lợi. Vào cuối xuân, những vạt hoa đỗ quyên thắm đỏ như mảng màu rực rỡ trong bức tranh thiên nhiên lộng lẫy của Pha Luông.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Chạy qua mùa hoa của tác giả Ngô Huy Hòa. Địa điểm: Sơn La, Mộc Châu

Tôi tới đây vào giữa mùa hoa nở trắng tinh khôi, cảm nhận từng bước chân người lữ khách như hòa nhịp cùng với thiên nhiên đang độ xuân thì.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Giấc ngủ trưa - Tác giả Ngô Huy Hòa. Địa điểm: Bản Phùng, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Là một nhân vật trải nghiệm trong chương trình 'S - Việt Nam', tôi đã có những kỷ niệm đáng nhớ tại Hoàng Su Phì (Hà Giang) vào mùa lúa chín. Đó không chỉ là cảnh sắc núi rừng, ruộng bậc thang hùng vĩ mà còn là sự yên bình cùng những nụ cười hồn hậu của con người nơi đây. Tôi đến bản Phùng khi mọi người đang tấp nập thu hoạch lúa và đã may mắn “chộp” được cảnh tượng đáng yêu này. Lấy rơm làm đệm, thiên thần nhỏ này đang chìm trong giấc ngủ yên bình.

Thời điểm thích hợp để săn ảnh lúa chín cũng như cuộc sống của con người nơi đây là vào cuối tháng 10 dương lịch. Tiết trời thu se lạnh, nắng vàng ngọt đắm cũng là lúc nương lúa chín rộ, dát một màu vàng mê mải khắp núi rừng.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Ruộng bậc thang mùa vụ - Tác giả: Ngô Huy Hòa. Địa điểm: Xã A Lù, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Những thửa ruộng bậc thang uốn lượn mềm mại trên sườn núi được tô điểm bởi màu vàng no ấm của lúa chín. Khung cảnh mùa thu Tây Bắc luôn hấp dẫn ngay cả với những người khó tính nhất.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Cực Nam - Mũi Cà Mau - Tác giả: Lê Thế Thắng. Địa điểm: Mũi Cà Mau

Trong hành trình 2 năm thực hiện dự án phim “Việt Nam nhìn từ bầu trời”, có nhiều nơi tôi đến khá dễ dàng nhưng riêng với Cà Mau thì lại khác. Đây là một vùng đất xa xôi mà muốn đến được, nên tôi phải trải qua một hành trình di chuyển vất vả. Lâu nay, tôi vẫn hình dung cực Nam của Tổ quốc là mũi cát. Nhưng khi đến đây, tôi lại chỉ thấy bùn lầy và rừng ngập mặn. Lúc đó tôi đã tự hỏi: Liệu mình có nhầm? Liệu đây có phải mũi Cà Mau? Rồi khi dùng flycam để chụp ảnh, tôi đã nhìn thấy điểm cực rất rõ ràng. Đến cực Nam là một niềm vui lớn đối với cá nhân tôi. Bức ảnh này chính là mảnh ghép để hoàn thiện cho bộ sưu tập ảnh “Việt Nam nhìn từ bầu trời” của tôi.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Hào quang núi rừng - Tác giả: Trần Năm Thương. Địa điểm: Núi Bạch Mộc Lương Tử

Dãy Bạch Mộc Lương Tử nằm ở phía Bắc Việt Nam, ở ranh giới của hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu. Bạch Mộc Lương Tử cũng là tên của đỉnh cao nhất trong dãy núi này.

Sau một ngày đêm di chuyển trong rừng sâu và ngủ lại tại lán trại ở độ cao 2.000m, chúng tôi thức dậy từ 4 giờ sáng và bắt đầu hành trình lên đỉnh Bạch Mộc Lương Tử. Khi chúng tôi lên tới đỉnh núi thì bình minh bắt đầu ló rạng. Cả không gian núi rừng bao phủ trong lớp sương mù bất giác bừng lên với đủ sắc màu rực rỡ của ngày mới, tạo cho tôi một cảm giác phấn khích tột độ.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Mùa xuân trên cao nguyên Mộc Châu - Tác giả: Trần Năm Thương. Địa điểm: Mộc Châu, Sơn La

Có thể coi Mộc Châu như là một Đà Lạt của miền Bắc với địa hình cao nguyên, nhiều đồi núi, thảo nguyên với mùa nào hoa đấy. Mận là loài cây đặc trưng của vùng núi Tây Bắc, nhưng hoa mận nở đẹp nhất vẫn là ở Mộc Châu. Mỗi mùa xuân về, cả cao nguyên Mộc Châu bừng lên trong sắc trắng tinh khôi của rừng hoa mận bung nở, trở thành hậu cảnh đẹp cho trò chơi kéo co của các em nhỏ dân tộc Mông. Dù bức ảnh không lời, nhưng ta có thể cảm nhận được tiếng cười lanh lảnh của các em vang khắp núi rừng Tây Bắc.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Biển mây trên núi - Tác giả: Trần Năm Thương. Địa điểm: Núi Bạch Mộc Lương Tử, huyện Bát Xát

Bức ảnh này tôi chụp ở Bạch Mộc Lương Tử. Đây là dãy núi cao nằm giữa hai tỉnh Lai Châu và Lào Cai. Bạch Mộc Lương Tử có địa hình khá hiểm trở, vài chỉ mới được dân du lịch bụi (phượt) khai phá trong vài năm gần đây. Sau khi vượt qua mọi gian nan, thử thách để lên tới đỉnh núi, khung cảnh như chốn thần tiên của núi rừng Tây Bắc bày ra trước mắt chính là món quà tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng cho du khách. Nó khiến cho tôi quên đi mọi mệt mỏi của quãng đường đã qua.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Chơi quay ngày xuân - Tác giả: Trần Năm Thương. Địa điểm: Cao nguyên Mộc Châu, tỉnh Sơn La

Trò chơi đánh quay là một nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của đồng bào H’mông vùng Tây Bắc mỗi khi Tết đến xuân về. Mong cho con quay của mình được quay lâu, quay tít cũng là một cách thể hiện ước nguyện của đồng bào H’mông ở vùng cao Tây Bắc. Đó là có được sức khỏe, sự dẻo dai để chinh phục thiên nhiên, duy trì cuộc sống nơi những non cao vời vợi.

Tại các bản làng vắt vẻo trên núi cao Tây Bắc mỗi độ Tết đến xuân về, từ già đến trẻ, mọi người đều tập trung ở một bãi đất bằng phẳng hay sân nhà để chơi đánh quay. Ở những vùng quê đồng bằng Bắc Bộ hay trung du, trẻ con ngày nay không còn chơi quay nhiều nữa. Nhưng đối với các cậu bé H’mông trên cao nguyên Mộc Châu, đây vẫn là một trò chơi rất hấp dẫn.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Phá Tam Giang - Tác giả: Lê Thế Thắng. Địa điểm: Phá Tam Giang, Thừa Thiên Huế

Trong bức hình này, phá Tam Giang hiện lên quá đỗi hiền hòa, thơ mộng với nhiều con thuyền nhổ nổi bật trên đáy nước phủ đầy rêu, giống như những chiếc lá tre trôi nổi trên mặt nước.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Sa Pa mùa đông - Tác giả: Lê Thế Thắng. Địa điểm: Sa Pa, Lào Cai

Ảnh chụp vào tháng 1/2016 là thời điểm Sa Pa có tuyết rơi trong 2 ngày, tuyết phủ trắng đường và những cánh đồng ruộng bậc thang.

Thời điểm tôi chụp bức ảnh này, nhiệt độ Sa Pa trên cao ở vào khoảng âm 3 độ C. Khi tôi cho flycam bay lên, được khoảng 5 phút thì cánh máy bay đóng băng. Bàn tay tôi cầm điều khiển cũng tê dại vì cái lạnh. Sau đó tôi nghĩ ra cách là cứ 5 phút, tôi cho máy bay hạ cánh, cả người và máy chui vào trong ô tô sưởi ấm, sau đó lại tiếp tục. Bức ảnh này cho thấy một “Thành phố trong sương” trong mùa đông ở một góc nhìn khác.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Nụ cười - Tác giả: Huỳnh Phúc Hậu. Địa điểm: Chùa Tà Pạ, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Tôi đến Chùa Tà Pạ, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang đúng vào dịp hang trăm người dân đang cấy lúa, làm công quả cho nhà chùa. Nụ cười thơ ngây, tươi rói của ba em nhỏ trong giờ giải lao đã mê hoặc tôi.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Chợ cá - Tác giả: Huỳnh Phúc Hậu. Địa điểm: Chợ cá cầu Tha La, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang

Tôi chụp bức ảnh này vào tháng 8 năm 2006, cách đây hơn 10 năm. Bức ảnh này ghi lại cảnh chợ cá vào một sang mùa nước nổi. Cánh đồng Tha La khi ấy chưa làm đê bao, chưa trồng hàng cột điện, nên khung cảnh cứ mênh mang, đẹp đến nao lòng. Nơi đây cũng chính là bối cảnh cho bộ phim "Mùa len trâu" nổi tiếng của đạo diễn Nguyễn Võ Nghiêm Minh.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Đua bò - Tác giả: Huỳnh Phúc Hậu. Địa điểm: Lễ hội đua bò Bảy Núi, An Giang

Đua bò là một trong những hoạt động nổi bật trong dịp Tết Dolta (Lễ cúng tổ tiên), diễn ra từ ngày mùng 9 đến ngày mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm ở An Giang. Dolta là một trong những lễ hội lớn nhất trong năm, mang tính truyền thống của đồng bào Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ tổ tiên và biết ơn công lao của những người đã khuất. Đây là dịp để những người đàn ông trong phum, sóc trổ tài dũng cảm, sự khôn khéo của mình trước cộng đồng.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

36 phố phường Hà Nội - Tác giả: Lê Thế Thắng. Địa điểm: Hà Nội

Hơn nửa thế kỷ trước, khu vực trung tâm Hà Nội được biết đến với những con phố mang phong cách kiến trúc phương Tây cùng mật độ dân số thưa thớt. Khu phố cổ là nơi buôn bán của các tiểu thương, những ngôi nhà ở đây được xây theo kiểu nhà ống với bề ngang hẹp, chiều dài sâu, phố này thông sang phố khác. Kiến trúc của phố cổ Hà Nội được nhìn thấy rất rõ từ trên cao. Dẫu là mái ngói đã được thay thế bằng mái tôn sặc sỡ nhưng những đặc trưng của kiến trúc nhà ống vẫn còn rất rõ nét ở phố cổ Hà Nội hôm nay.

Một số hình ảnh được trưng bày tại triển lãm

Mai Thương