Bạn muốn đi du lịch ở đâu ?
Vụ 3 cán bộ Sở Công thương Bình Định tử vong tại Khu du lịch sinh thái Bãi Bàu (thôn 2, xã Xuân Hải, TX Sông Cầu, Phú Yên) hôm 15/3 do sóng dữ cho thấy sự thiếu an toàn của một số bãi tắm trong khu vực này.
Có mặt tại Khu du lịch sinh thái bãi bàu vào lúc xảy ra tai nạn, anh Nguyễn Hải Âu, một trong nhóm 5 người tắm biển thoát nạn cho biết anh là người sau cùng xuống tắm biển, khi xuống có một con sóng cao 2m đổ ập tới, làm mọi người không kịp xoay sở.
Theo anh Âu, thường vào những ngày đầu tháng và giữa tháng tại Bãi Bàu sẽ có sóng dữ, cao và con nước thất thường và có những xoáy nước ngầm nguy hiểm. “Các ngư dân nơi đây cho biết, dựa vào kinh nghiệm đi biển, những ngày biển động ngư dân nơi đây không tắm biển. Thế nhưng khi khai thác bãi tắm tại đây, hoàn toàn không có biển cảnh báo nào về đặc điểm của bãi tắm như con nước, sóng, đá ngầm và các vòng nước xoáy”, anh Âu nói.
Người thoát nạn cũng cho biết, mặc dù bãi tắm có trang bị áo phao nhưng không có tính chất bắt buộc, không quy định giờ giấc tắm, không có người quản lý, trông coi… khi gặp nạn khó cứu hộ. "Tình trạng này tương tự tại các bãi tắm khác ở gần đây".
Đúng như lời anh Âu và nhiều người dân địa phương, khảo sát của VnExpress ngày 18/3 cho thấy, tại một số khu du lịch sinh thái ven biển dọc tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bình Định và phú yên và các bãi tắm ở những khu sinh thái như Bãi Dại, Bãi Xép (Bình Định), Bãi Bàng, Bài Bàu (Phú Yên)… không có trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ đảm bảo an toàn cho du khách.
Thông thường một bãi tắm về cơ phải đảm bảo những thông tin về mực nước, phạm vi tắm, tốc độ dòng chảy, đá ngầm, vùng xoáy… cho mọi người được rõ. Tuy nhiên, tại các bãi tắm nói trên trang bị cơ bản này đã bị cả chủ lẫn khách ngó lơ. Đặc biệt, tại những bãi tắm này không có lực lượng cứu hộ hay quản lý túc trực thường xuyên, phương tiện cứu hộ như áo phao, phao cứu sinh không được trang bị bắt buộc.
Trao đổi về vấn đề an toàn tại các bãi tắm và tai nạn đuối nước trên biển, ông Nguyễn Văn Tin, Đội trưởng Đội cứu hộ trên biển Quy Nhơn (Công ty Môi trường Đô thị Quy Nhơn), cho rằng các bãi tắm an toàn phải có biển báo vùng nước xoáy, con nước bất thường, ghềnh đá, đá ngầm…
Ông này cũng thừa nhận thực tế các khu du lịch sinh thái ở các bãi biển dọc Bình Định vẫn chưa thực hiện đặt biển cảnh báo nước xoáy, ngày nước lên xuống, độ sâu, phạm vi tắm hay bảng yêu cầu du khách trang bị áo phao khi xuống tắm, có người canh gác, quy định giờ tắm.
"Theo tôi biết, tại những khu dịch biển trên thế giới, họ phải mua bảo hiểm an toàn cho du khách. Ở mình chưa làm được điều đó, cấp thiết phải có biển báo an toàn, trang bị vật dụng cứu hộ”, ông này nói.
Còn theo ông Nguyễn Văn Dũng, chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch Sở văn hóa thể thao và Du lịch Bình Định, hiện những khu du lịch sinh thái biển ở Bình Định hầu hết đều tự phát, không qua đăng ký, chưa cấp phép của ngành du lịch, chính vì điều này trách nhiệm kiểm tra thuộc thẩm quyền chính quyền địa phương.
Minh Thùy
Bãi tắm có nhiều ghềnh đá nhưng tuyệt nhiên không có biển cấm, biển cánh báo nào để mọi người chú ý tại Khu du lịch sinh thái Bãi Xép. Ảnh: Minh Thùy |
Theo anh Âu, thường vào những ngày đầu tháng và giữa tháng tại Bãi Bàu sẽ có sóng dữ, cao và con nước thất thường và có những xoáy nước ngầm nguy hiểm. “Các ngư dân nơi đây cho biết, dựa vào kinh nghiệm đi biển, những ngày biển động ngư dân nơi đây không tắm biển. Thế nhưng khi khai thác bãi tắm tại đây, hoàn toàn không có biển cảnh báo nào về đặc điểm của bãi tắm như con nước, sóng, đá ngầm và các vòng nước xoáy”, anh Âu nói.
Người thoát nạn cũng cho biết, mặc dù bãi tắm có trang bị áo phao nhưng không có tính chất bắt buộc, không quy định giờ giấc tắm, không có người quản lý, trông coi… khi gặp nạn khó cứu hộ. "Tình trạng này tương tự tại các bãi tắm khác ở gần đây".
Đúng như lời anh Âu và nhiều người dân địa phương, khảo sát của VnExpress ngày 18/3 cho thấy, tại một số khu du lịch sinh thái ven biển dọc tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu thuộc địa phận tỉnh Bình Định và phú yên và các bãi tắm ở những khu sinh thái như Bãi Dại, Bãi Xép (Bình Định), Bãi Bàng, Bài Bàu (Phú Yên)… không có trang bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ đảm bảo an toàn cho du khách.
Thông thường một bãi tắm về cơ phải đảm bảo những thông tin về mực nước, phạm vi tắm, tốc độ dòng chảy, đá ngầm, vùng xoáy… cho mọi người được rõ. Tuy nhiên, tại các bãi tắm nói trên trang bị cơ bản này đã bị cả chủ lẫn khách ngó lơ. Đặc biệt, tại những bãi tắm này không có lực lượng cứu hộ hay quản lý túc trực thường xuyên, phương tiện cứu hộ như áo phao, phao cứu sinh không được trang bị bắt buộc.
Những bãi ngang, thoải, gần bờ là những nơi nhiều người tổ chức tắm biển tự phát. Nơi đây thiếu nhữn dấu hiệu cảnh báo an toàn, dễ xảy ra tai nạn đuối nước. Ảnh: Minh Thùy |
Ông này cũng thừa nhận thực tế các khu du lịch sinh thái ở các bãi biển dọc Bình Định vẫn chưa thực hiện đặt biển cảnh báo nước xoáy, ngày nước lên xuống, độ sâu, phạm vi tắm hay bảng yêu cầu du khách trang bị áo phao khi xuống tắm, có người canh gác, quy định giờ tắm.
"Theo tôi biết, tại những khu dịch biển trên thế giới, họ phải mua bảo hiểm an toàn cho du khách. Ở mình chưa làm được điều đó, cấp thiết phải có biển báo an toàn, trang bị vật dụng cứu hộ”, ông này nói.
Còn theo ông Nguyễn Văn Dũng, chuyên viên phụ trách lĩnh vực du lịch Sở văn hóa thể thao và Du lịch Bình Định, hiện những khu du lịch sinh thái biển ở Bình Định hầu hết đều tự phát, không qua đăng ký, chưa cấp phép của ngành du lịch, chính vì điều này trách nhiệm kiểm tra thuộc thẩm quyền chính quyền địa phương.
Minh Thùy