728 x 90

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật
Người dân Australia có lễ hội quăng cá ngừ nhằm quảng bá cho ngành hải sản, còn Nhật Bản lại tổ chức diễu hành dương vật tượng trưng cho khả năng sinh sản.
CanhDep.net
Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Tunarama – lễ hội quăng cá ngừ của người Australia

Được tổ chức tại cảng Lincoln bên vịnh Boston, lễ hội Tunarama là cơ hội quảng bá cho ngành sản xuất cá ngừ của xứ sở chuột túi. Sự kiện trọng đại nhất của lễ hội là cuộc thi quăng cá ngừ. Những người tham gia sẽ phải quăng những con cá ngừ có khối lượng 8-10 kg ra xa nhất có thể. Diễn ra vào giữa tháng 1 hàng năm, lễ hội này thu hút một lượng lớn khách du lịch đến Australia. Ảnh: portlincolntimes.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Lễ hội đuổi pho mát trên đồi Coopers (Gloucestershire, Anh)

Đây là một trong nhiều lễ hội địa phương của Anh được tổ chức vào mỗi dịp xuân về, thu hút nhiều du khách quốc tế. Đến với lễ hội này, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến các thí sinh chạy đuổi theo một khoanh pho mát Double Gloucester lớn từ trên đỉnh đồi dốc Coopers đầy bùn đất. Người chạy xuống chân đồi đầu tiên sẽ chiến thắng. Ảnh: voyagerloin.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Fiesta de Santa Marta de Ribarteme – Lễ hội “suýt chết” (Tây Ban Nha)

Lễ hội này được tổ chức vào ngày 29/7 hàng năm tại Galicia thuộc Tây Ban Nha. Trong lễ hội, tất cả những người từng đối mặt với cái chết sẽ khoác lên mình bộ quần áo tang và nằm vào trong quan tài. Bạn bè và người thân sẽ khiêng quan tài lên vai, đưa họ đến nhà thờ Santa Marta de Ribarteme rồi cầu nguyện tại đây. Ảnh: pinterest.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Lễ hội nakizumo – Sumô khóc nhè (Tokyo, Nhật Bản)

Nakizumo là một lễ hội truyền thống tại đền Sensoji với niên đại 400 năm. Trong lễ hội này, các lực sĩ Sumô bế những đứa trẻ chưa đầy một năm tuổi, chia thành từng cặp đấu và so xem em bé nào sẽ cất tiếng khóc trước. Nếu hai đứa bé khóc cùng một lúc, ai khóc to hơn sẽ là người chiến thắng. Người Nhật tin rằng những tiếng khóc này sẽ mang lại cho đứa trẻ sự phù hộ về sức khỏe. 

Ảnh: theguardian.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Ngày Vặt đầu ngỗng (Lekeitio, Tây Ban Nha)

Nằm trong chuỗi sự kiện thuộc lễ hội San Antolin, đây là cuộc thi yêu cầu các thí sinh phải vặt đầu một con ngỗng đã chết. Con ngỗng được phết mỡ và treo trên dây thừng vắt ngang bến cảng. Các thí sinh sẽ chèo thuyền đến ngay dưới chỗ treo, cố gắng nhảy lên, tóm lấy con ngỗng rồi gỡ đầu nó. Người chiến thắng của cuộc thi sẽ được mang ngỗng về nhà. Ảnh: blogspot.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Kanamara Matsuri – lễ hội dương vật sắt (Nhật Bản)

Với ý nghĩa phù hộ cho sự sinh sản, hôn nhân bền vững đồng thời tuyên truyền phòng chống những căn bệnh lây qua đường tình dục, lễ hội được tổ chức vào chủ nhật đầu tiên của tháng 4. Đến với lễ hội này, khách du lịch sẽ được chiêm ngưỡng cảnh tượng đoàn người vác trên vai 3 bàn thờ có tượng dương vật và diễu hành khắp các con phố. Ngoài ra, du khách còn được tham gia nhiều trò chơi thú vị và mua những món quà lưu niệm độc đáo, mà tất cả đều mang hình thù dương vật. Ảnh: issekinicho.

Lễ hội đưa tang người sống và diễu hành dương vật

Thaipusam – lễ hội Hành xác

Là lễ hội của cộng đồng người Tamil theo đạo Hindu, lễ hội Thaipusam được tổ chức vào khoảng tháng 1 và 2 hàng năm, có quy mô lớn nhất tại Singapore và Malaysia. Gồm nhiều sự kiện khác nhau nhưng Thaipusam được biết đến nhiều nhất bởi phong tục hành xác của người theo đạo. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội, các tín đồ sẽ đi chân trần, treo những đồ trang sức nặng trĩu (kavadi) lên người bằng móc sắt hoặc gắn lên một thanh sắt mảnh dài rồi xuyên qua môi, má, lưng,… Ảnh: flickr.

Vân Giang