728 x 90

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm Bắc Kinh

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm Bắc Kinh
Trong vô vàn những kiến trúc cổ kính và tráng lệ của thủ đô rộng lớn, Di Hòa Viên, Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành và quảng trường Thiên An là những nơi không nên bỏ qua.
CanhDep.net

Cung điện mùa hè Di Hòa Viên

Nằm cách trung tâm bắc kinh 15 km về hướng Tây Bắc, di hòa viên có nghĩa "Vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa" là cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh. Một trong những nơi nổi tiếng nhất về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm. Hai cảnh nổi bật là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 290 ha, trong đó ba phần tư là hồ nước.

Vườn chia làm 3 khu vực. Khu hành chính là Nhân Thọ Điện – nơi Từ Hy thái hậu tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự. Khu nghỉ ngơi gồm các điện và vườn hoa quanh năm nở hoa. Cuối cùng là khu phong cảnh với những hòn non bộ đẹp mắt, những hồ cá chép vàng đủ màu, những con đường dích dắc uốn lượn đi trên mặt hồ.

Hành lang dài uốn lượn quanh hồ được trang trí đẹp mắt với những dãy ghế nghỉ ngơi là điểm yêu thích nhất khi ghé thăm nơi này.

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm bắc kinh

Rất nhiều du khách đã đi cho bằng hết toàn bộ hành lang được sơn son thiếp vàng nổi tiếng một thời này. Ảnh: Nicpic.

Quảng trường Thiên An Môn

Được xây dựng vào năm 1417 với diện tích 440.000 m2, quảng trường này là nơi diễn ra nhiều sự kiện chính trị quan trọng của đất nước Trung Quốc xưa.

Quảng trường nằm giữa trung tâm thủ đô với hai cổng đồ sộ cổ kính: phía bắc là Thiên An Môn, phía Nam là Tiền Môn. Ở giữa quảng trường là bia kỷ niệm anh hùng nhân dân và lăng Chủ tịch Mao Trạch Đông. Khu vực quảng trường lúc nào cũng đông khách du lịch ghé thăm. Phía tây quảng trường là Đại hội đường nhân dân. Phía đông là viện Bảo tàng quốc tế về lịch sử Trung Hoa.

Ngoài ra, con đường Vương Phủ Tỉnh, một trong những con đường sầm uất nhất Bắc Kinh, cũng nằm cạnh quảng trường.

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm bắc kinh

Giao thông qua lại tại thiên an môn rất thuận tiện với làn xe buýt từ tất cả các ngả đều có điểm  gần quảng trường. Ảnh: Nicpic.

Tử Cấm Thành - cố cung của hai triều Minh, Thanh

Nằm ở phía nam của Quảng trường Thiên An Môn, Tử Cấm Thành (thành trong thành) là trung tâm của Bắc Kinh với mái ngói lưu ly màu vàng, sông hộ thành và tường vây màu đỏ ngăn cách thế giới bên ngoài. Tử Cấm Thành là quần thể kiến trúc bằng gỗ cổ đại quy mô lớn nhất, hoàn chỉnh nhất hiện còn trên thế giới. Hoàng đế hai triều Minh, Thanh đã sống và có những ngày cuối cùng khi đế chế diệt vong tại đây vào năm 1911.

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trong 14 năm. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc.

Cửa chính Ngọ môn ở mặt Nam là nơi hoàng đế kiểm duyệt quân đội. Nơi vua thường xuyên ngự triều là Thái Hòa Điện. Qua khỏi Thái Hòa điện là Trung Hoa điện và Bảo Hòa điện. Đi về phía Bắc là Càn Thanh cung, nơi hoàng đế và quyến thuộc cư trú. Đầu tận cùng phía Bắc của quần thể kiến trúc này là Ngự hoa viên, cổ kính, trang nhã, sang trọng, bên trong có Thái hồ với cây cối, tượng điêu khắc, lâu đài đình các, ao nước và thác. Chỗ vào cửa khu viên lâm yên tĩnh được gọi là Khôn Ninh môn.

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm bắc kinh

Tử Cấm Thành xây dựng năm 1406 (năm Vĩnh Lạc thứ 4 đời Minh) trong 14 năm. Tổng cộng có 9.999 gian phòng dành riêng cho hoàng đế và quyến thuộc. Ảnh: Nicpic.

'Nghĩa địa dài nhất trái đất' Vạn Lý Trường Thành

Vượt qua tất cả các dạng địa hình từ đồi núi cao đến sa mạc và biển, Vạn Lý Trường Thành là công trình phòng thủ quân sự chiến lược nổi tiếng vào bậc nhất của thế giới.

Bức tường thành dài hơn 6.000 km, từ Đông sang Tây băng qua sa mạc đồng cỏ núi non. Để xây dựng bức tường này, khoảng một triệu công nhân đã phải bỏ mạng nên nó được đặt cho cái tên “nghĩa địa dài nhất trái đất".

Khi ghé thăm Bắc Kinh, bạn có thể đến thăm một đoạn thành Vạn Lý nằm cách thành phố chừng 70 km, leo bộ lên những bậc cầu thang dựng đứng, ngắm nhìn thành Vạn Lý trải dài như vô tận, uốn mình qua những dãy núi.

Bốn điểm nên tới khi ghé thăm bắc kinh

Sừng sững Vạn Lý Trường Thành. Ảnh: Nicpic.

Lam Linh