Nếu có dịp đến đây, bạn sẽ nhận ra rằng, văn hóa ứng xử và những 'dịch vụ', điều không đâu làm tốt bằng Nhật Bản |
Tại Nihonbashi, một chi nhánh của chuỗi các cửa hàng bách hóa lâu đời của Nhật Bản Takashima (thành lập năm 1831) luôn có tiếp viên thang máy. Trong bộ đồng phục chỉnh chu hệt như tiếp viên hàng không (gồm áo khoác, nón, gang tay, vớ), cô gái cúi đầu chào bạn và với lời chào mừng khi bấm nút thang máy. Và sau khi thang máy di chuyển đến số tầng bạn cần đến và mở cửa ra thì một tiếp viên khác cũng lại chào đón bạn hệt như thế. Về cơ bản, bất cứ lúc nào bạn đi hoặc rời khỏi thang máy, cũng có ai đó cúi chào và chào mừng bạn với tất cả sự tôn trọng.
|
Điều này trái ngược với văn hóa tiền “boa” ở Mỹ và một số nước phương Tây. Dù được phục vụ tốt cách mấy nhưng nếu bạn cố gắng đưa tiền típ cho người phụ vụ, anh ta sẽ nhìn chằm chằm vào bạn. Với văn hóa phục vụ ở Nhất, họ cho rằng đó là công việc, và họ có thể cung cấp cho bạn những dịch vụ tốt nhất, và đơn giản, đó là vậy, chứ không cần tới tip. Merry White, giáo sư đại học Boston Mỹ, tác giả cuốn “Đời sống cà phê tại Nhật từng nhận xét rằng: Ở Nhật Bản không có khái niệm dịch vụ, bởi nó hợp nhất trong mọi hoạt động của đời sống”. Việc bạn được đối đãi ân cần không đồng nghĩa với việc bạn phải chi thêm tiền boa.
Khi nhà văn Oliver Strand của tờ Wallstreet Journal đến khách sạn Park Hyatt, Tokyo, quầy bar trên tầng thượng của khách sạn đã đóng cửa. Nhưng trong ngày hôm đó, mẹ của ông đã gửi đến một chiếc bánh sinh nhật, do vậy, nhân viên trong khách sạn biết hôm đó là sinh nhật ông. Ngay sau đó, toàn bộ khách sạn đã được thông báo là khi ông đến, họ sẽ mở cửa bar để ông có thể đón sinh nhật của mình.