728 x 90

Tục phơi xác chết dưới nắng trên đỉnh Hồng Ngài

Tục phơi xác chết dưới nắng trên đỉnh Hồng Ngài
Khi ai đó trong gia đình mất đi, người thân xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày, buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ.
CanhDep.net

hồng ngài cách thị trấn Bắc Yên (Bắc Yên, Sơn La) khoảng 10 km. Đường đi uốn lượn vòng quanh qua mấy quả đồi. Tuy cách thị trấn không xa, nhưng bản làng người Mông ở đây vẫn mang đậm nét hoang sơ vốn có.

Đây là vùng đất nguyên mẫu của hai nhân vật chính trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của nhà văn Tô Hoài. Ở đó còn tồn tại một lời đồn về chuyện mai táng người chết đầy chất ma mị, rùng rợn mà người dân quanh vùng ai cũng biết.

Giữa đêm khuya heo hút, bên bếp lửa hồng, ông Giàng A Lếnh, Trưởng bản Hồng Ngài đập tay bồm bộp vào những tấm gỗ dựng bên vách núi kể chuyện người Mông nơi đây vẫn còn quan niệm và tục lệ mai táng tồn tại hàng thế kỷ.

Khi một người trong gia đình mất đi, người thân của họ xem như còn sống nên vẫn giữ lối sinh hoạt thường ngày, buộc người chết lên giá đỡ dựng bên cạnh bàn thờ. Đến bữa ăn, người ta vẫn đút cơm, nước vào miệng người chết. Kinh dị hơn, hàng ngày, người sống còn khiêng người chết ra sân, đặt ngửa lên tấm ván đã chuẩn bị sẵn, để người chết được "ngắm" mặt trời. Dù mưa to hay nắng cháy phải đến khi mặt trời khuất bóng mới được khiêng người chết vào nhà.

Tục phơi xác chết dưới nắng trên đỉnh hồng ngài

Đường vào Hồng Ngài chông chênh theo núi. Ảnh: Lam Linh

Kể từ lúc chết cho đến khi thầy cúng xem được ngày tốt, người nhà sẽ treo người chết từng đó ngày rồi mới được mang đi chôn cất.

“Nếu như trước đây, tùy vào người chết có bao nhiêu con, người nhà sẽ đem phơi nắng người chết từng đó ngày. Tuy nhiên đến nay, họ chỉ đem ra phơi nắng  hai ngày. Thời gian còn lại họ vẫn treo người chết trong nhà”, ông Lếnh khẳng định.

Những người H’Mông sống trên đỉnh Hồng Ngài rất coi trọng việc tang ma, bởi họ cho rằng lo tang ma cho người chết tốt hay không sẽ có ảnh hưởng tới những người đang sống.

Tục phơi xác chết dưới nắng trên đỉnh hồng ngài

Để đi vào Hồng Ngài, phải đi bộ leo núi 10 km. Ảnh: Lam Linh

Cha ông họ quan niệm, nếu lo tang ma không chu đáo thì gia đình, dòng họ, thậm chí cả bản làng phải gánh chịu tai ương, lụi bại. Bao đời nay, những thủ tục của người Mông không có nhiều thay đổi.

Việc chọn ngày tốt để chôn cất người chết cũng tốn không ít thời gian. Chẳng thế mà theo nhiều người trong bản, có trường hợp người chết cả tháng mới được mai táng. Xung quanh đó, cũng xảy ra không ít chuyện khó lý giải.

Anh Sồng A Giơ, ở bản Hồng Ngài cho biết, mỗi khi có ai đó mất đi, thường thì người chết sẽ được buộc vào giá đỡ, treo lên cả tuần. Có trường hợp treo lâu quá, xác trở nên xanh lè, mới được khiêng đi chôn cất.

Đến bữa ăn, người nhà sẽ thay nhau đút cơm, nước vào miệng người chết. Trên giá đỡ cũng có treo thêm một quả bầu khô ở ngay cạnh đầu người chết. Bón cơm không được, người ta lại cho hết vào quả bầu.

Tục phơi xác chết dưới nắng trên đỉnh hồng ngài

Tục treo xác ở Hồng Ngài. Ảnh: VTC

Tập tục này vẫn tồn tại cho đến ngày nay trên mảnh đất Hồng Ngài.

Theo VTC