728 x 90

Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện

Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện
Soroca, thị trấn nhỏ ở Đông Âu đang nổi lên như điểm du lịch khác biệt, nơi người dân địa phương phô bày sự giàu có của mình thông qua những ngôi nhà tráng lệ.
CanhDep.net
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Soroca là một thị trấn nhỏ ở moldova , quốc gia nằm trong lục địa đông âu . Nơi đây được biết đến với phong cách rất riêng, khi hầu hết tòa nhà xây theo dạng cung điện, lấy cảm hứng từ nhà hát Bolshoi (Nga), nhà thờ St Peter (Vatican) và tòa nhà Capitol (Mỹ).

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Thị trấn Soroca thuộc sở hữu của người Di-gan, nổi lên như một điểm du lịch khác biệt ở châu Âu. Tại đây người dân địa phương phô bày sự giàu có của mình thông qua những ngôi nhà xa hoa và rực rỡ.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Nhà báo Andrei Ghihan, 31 tuổi có dịp đặt chân đến Soroca để chụp lại những kiệt tác này. Tại đây anh được ông Arthur Cerari, thủ lĩnh người Di-gan sống tại thị trấn chào đón nồng nhiệt.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Đằng sau ông Arthur Cerari là toàn cảnh thị trấn với những cung điện xa hoa, tráng lệ.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Người Di-gan sống tại châu Âu được cho là có nguồn gốc từ Ấn Độ, tới Trung Đông vào khoảng thế kỷ thứ 6 và thứ 7, dưới thời cai trị của đế quốc Byzantine. Trong quá khứ, họ phải trải qua khó khăn suốt nhiều thế kỷ, trước khi được chấp nhận tại Anh, Ireland và nhiều quốc gia khác ở Tây Âu.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Theo lời Andrei, giá bất động sản ở Soroca vào khoảng 20.000 bảng (643 triệu đồng) cho căn nhà một tầng cơ bản và 150.000 bảng (4,8 tỷ đồng) cho một cung điện lộng lẫy. Hầu hết tiền để xây nhà là do cộng đồng người Di-gan sống ở nước ngoài gửi về.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Ngôi nhà mang phong cách Nhà thờ dòng Chính thống giáo đang trong quá trình hoàn thiện.

 
Thị trấn giàu có chỉ toàn cung điện  

Soroca hiện là điểm du lịch mới của Moldova. Du khách đến đây để chiêm ngưỡng những căn nhà mang phong cách Roma. Andrei cũng cho biết, ban đầu người dân còn tỏ ra nghi ngại khi nói chuyện với người nước ngoài, nhưng càng tiếp xúc anh càng thấy họ rất thân thiện và thông minh. Mỗi khi ai đó muốn chụp ảnh lại căn nhà, họ đều sẵn lòng và không giấu được niềm tự hào trong ánh mắt.