728 x 90

Những nẻo đường xứ chùa tháp Myanmar

Những nẻo đường xứ chùa tháp Myanmar
Myanmar đã từng biết đến bởi cái tên Miến Điện, được coi là ‘miền đất đền chùa’ bởi sự xuất hiện của những ngôi chùa mái tháp duyên dáng sơn trắng hay mạ vàng ở khắp nơi và đã trở thành biểu tượng của mảnh đất này.
CanhDep.net
Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Người dân myanmar sùng đạo Phật, tại bất kỳ thành phố, thị trấn nào cũng đều có ít nhất một ngôi chùa và một tu viện Phật giáo. Cả nước Myanmar có hàng vạn đền, chùa, tháp... nằm rải rác trên khắp đất nước. Bởi vậy, Myanmar còn được gọi là đất nước Chùa tháp.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Chùa Vàng hay còn gọi là chùa Shwedagon, được coi là ngôi chùa linh thiêng nhất Myanmar. Tại đây lưu giữ 4 báu vật thiêng liêng của Phật là: cây gậy, cái lọc nước, mảnh áo và 8 sợi tóc. Phần tháp của ngôi chùa được dát vàng và cao tới 98m.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Chùa Kuthodaw là một quần thể gồm những đền, tháp nhỏ bằng đá cẩm thạch trắng được gọi là Kyauksa Gu. Ngôi chùa được xây dựng như một phần của hoàng cung Mandalay từ năm 1857. Vua Mindon Min, lo lắng trước sự xâm lăng của người Anh cả về lãnh thổ lẫn tôn giáo đã quyết định để lại một công trình hoàng gia nhằm truyền bá Phật giáo: một bộ kinh Tam Tạng tiếng Pali khắc trên đá. 

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Đi ăn xin hay khất thực là hình ảnh khá phổ biến ở những nước Phật giáo. Sáng sớm, trên đường phố thường bắt gặp những nhà sư áo màu đỏ thẫm tay ôm bình bát, người trước người sau, mắt nhìn xuống, đi hàng một bước chậm rãi, nhận vật phẩm cúng dường từ các thí chủ, người cho khiêm cung, người nhận trân trọng, khi thì gói xôi, nắm cơm, củ khoai, quả chuối … đủ cho một bữa trưa gọi là “ độ ngọ “.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Đỗ thủ công mỹ nghệ phần lớn liên quan đến tôn giáo và được làm bằng đá quý, gỗ, đồng hoặc bạc. Đồ đá được chế tác tại Mandalay, đồ đồng hay bạc được đúc tại Ywataung, gần Mandalay. Hiện nay, tại Myanmar các nghệ nhân và thợ thủ công vẫn có thể sống khá sung túc cho dù đất nước đang từng bước hướng tới công nghiệp hoá.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar
Phụ nữ Myanmar không ai dùng mỹ phẩm có hóa chất mà tất cả đều sử dụng một loại bột duy nhất để bôi mặt, đó là bột Thanakha. Nó được dùng như một thứ kem đa dụng, có đủ tác dụng: chống nắng, trang điểm, dưỡng da ngày và đêm. 
Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Con người ở đây rất thân thiện. Họ luôn tươi cười, nhiệt tình giúp đỡ dù bạn là người hoàn toàn xa lạ. Đến Myanmar, người dân thường hỏi thăm vui vẻ, thậm chí còn nhiệt tình dạy tiếng địa phương cho bạn. Ở Myanmar, đàn bà hút thuốc và đàn ông ăn trầu rất phổ biến.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Ayeyarwady (hay Irrawaddy) là một con sông chảy uốn lượn theo hướng bắc nam của Myanmar. Với chiều dài 2.170km, nó không chỉ là con sông dài nhất mà còn là thủy lộ quan trọng về mặt kinh tế và giao thông bậc nhất của quốc gia này . Tên gọi được bắt nguồn từ tiếng Phạn với ý nghĩa là một con sông thần thoại linh thiêng, đồng thời là một nữ thần trong Ấn Độ giáo. Một thuyết nữa còn cho rằng sông này lấy tên của Airavata, con trai bà Iravati. Airavati hóa kiếp làm voi để thần Indra cưỡi.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Ngày nay, Myanamar vẫn ở tình trạng thiếu cơ sở hạ tầng cần thiết. Đường sắt cũ kỹ và mới ở mức kỹ thuật sơ khai, hiếm khi được sửa chữa. Đường giao thông thường không được trải nhựa, trừ tại các thành phố lớn. Bởi vậy, các bạn rất dễ bắt gặp những chiếc ô tô nêm kín người đến tận nóc chạy ngoài phố.

Những nẻo đường xứ chùa tháp myanmar

Ngắm mặt trời lặn trên sông, trải tầm mắt với mảnh đất của hàng ngàn ngôi chùa ở bagan , ghé thăm những ngôi làng nổi... Và nếu may mắn, bạn sẽ gặp một lễ hội đua thuyền trên hồ Inlay. 

Xuân Sơn