Thủ tướng vừa phê duyệt Chương trình Xúc tiến du lịch quốc gia giai đoạn 2013-2020. Theo đó, mục tiêu của chương trình này là đẩy mạnh hoạt động quảng bá , xúc tiến điểm đến quốc gia, điểm đến địa phương và các sản phẩm, dịch vụ đặc sắc của du lịch việt nam ở nước ngoài nhằm thúc đẩy lượng khách quốc tế, gia tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của khách quốc tế.
Theo kế hoạch, đến năm 2020, đối với mỗi thị trường du lịch quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Âu) sẽ tổ chức triển khai được 3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Với mỗi thị trường tiềm năng (Nam Á và Trung Đông), tổ chức triển khai được ít nhất một hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; đảm bảo ít nhất 50% hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng về phạm vi, quy mô và đa dạng về hình thức, nội dung so với giai đoạn trước.
Ngoài ra, hằng năm sẽ tổ chức và tham gia 3-5 sự kiện du lịch (hoặc có liên quan) tại các địa phương có tiềm năng; duy trì vận hành một cổng thông tin xúc tiến và giao dịch du lịch chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển một số hình thức marketing điện tử khác phục vụ mục đích quảng bá, xúc tiến du lịch.
Cũng theo quyết định, bên cạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước. Cụ thể, tổ chức các sự kiện du lịch lớn trong nước như Năm Du lịch quốc gia, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn; tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các loại hình báo chí trong nước; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến du lịch nhằm tăng cường sự liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương...
Kinh phí thực hiện chương trình được huy động từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Anh Phương
Theo kế hoạch, đến năm 2020, đối với mỗi thị trường du lịch quốc tế trọng điểm (Đông Bắc Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Bắc Mỹ, Tây Âu và Đông Âu) sẽ tổ chức triển khai được 3-4 hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch. Với mỗi thị trường tiềm năng (Nam Á và Trung Đông), tổ chức triển khai được ít nhất một hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch; đảm bảo ít nhất 50% hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch được mở rộng về phạm vi, quy mô và đa dạng về hình thức, nội dung so với giai đoạn trước.
Hội An là điểm du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài. Ảnh: danangexplorer |
Cũng theo quyết định, bên cạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch Việt Nam ở nước ngoài, cần đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch trong nước. Cụ thể, tổ chức các sự kiện du lịch lớn trong nước như Năm Du lịch quốc gia, các sự kiện văn hóa, thể thao lớn; tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các loại hình báo chí trong nước; tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên đề về xúc tiến du lịch nhằm tăng cường sự liên kết giữa các Bộ, ngành, địa phương...
Kinh phí thực hiện chương trình được huy động từ các nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, đóng góp của doanh nghiệp và các nguồn huy động hợp pháp khác.
Anh Phương