728 x 90

Chùm ảnh Hà Nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Chùm ảnh Hà Nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến
Một Hà Nội thanh bình đến khó tin ngay trước thềm cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh...
CanhDep.net
Một Hà Nội thanh bình đến khó tin ngay trước thềm cuộc trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1946.

Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một trang sử mới cho lịch sử dân tộc. Tuy nhiên, chỉ một năm sau, cả nước lại tiếp tục phải trải qua cuộc kháng chiến trường kỳ kéo dài 9 năm chống lại sự xâm lược của thực dân Pháp. 

Khi ấy, Hà Nội - thủ đô nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sục sôi ý chí chiến đấu quật cường. Thành lũy được xây dựng khắp nơi biến Hà Nội thành một chiến trường thật sự. Tuy nhiên, chùm ảnh dưới đây lại hé lộ những khoảnh khắc thanh bình đến lạ thường ở mảnh đất nghìn năm văn hiến. Đó là những tác phẩm được nhiếp ảnh gia người Mỹ Harrison Forman ghi lại trong những năm thuộc giai đoạn 1940, ngay trước khi cuộc kháng chiến bắt đầu...

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Tiếng "leng keng" của tàu điện sớm khuya từng là một trong những biểu tượng của thủ đô xưa. Bắt đầu đưa vào sử dụng ngày 13/09/1900, tàu điện trở thành phần kí ức của không ít người Hà Nội hoài cổ. Từ ga trung tâm ở Bờ Hồ, tàu tỏa ra 6 ngả: Yên Phụ, chợ Bưởi, Cầu Giấy, Hà Đông, chợ Mơ và Vọng, cũng là 6 cửa ngõ nối nông thôn với nội thành.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Biển báo và chỉ dẫn ở Hà Nội thập niên 40 của thế kỷ trước được ghi bằng 3 thứ tiếng: tiếng Pháp, tiếng Trung và tiếng Việt. Sau khi bác sĩ Trần Văn Lai (1894 - 1975) được mời về làm Đốc lý Hà Nội năm 1945, ông cho chuyển các tên phố bằng tiếng Pháp về tiếng Việt như Hàng Đào (trước là Rue de la Soie), Hàng Điếu (trước là Rue de Pipes). Đối với các phố mang tên danh nhân Pháp, ông cho đổi thành phố mang tên danh nhân người Việt.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Góc phố Hàng Gai - Hàng Đào sạch sẽ và yên tĩnh. Những tấm pa-nô cỡ lớn trên các tường nhà cũng trở thành một nét đặc trưng lạ của đất kinh kì. Thời điểm ấy, phương tiện di chuyển chủ yếu vẫn là xe đạp và xe kéo.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Cinema Trung - Quốc là một rạp phim được xây dựng từ thời Pháp thuộc tại phố Hàng Bạc ngày nay. Từ năm 1925, rạp này trình diễn cải lương nên được đổi tên thành Cải Lương Hý Viện. Ngày nay, đây chính là Rạp Chuông Vàng - địa chỉ quen thuộc của những người yêu cải lương Hà Nội.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Hình ảnh nhà hàng Thủy Tạ bên hồ Hoàn Kiếm. Năm 1945, nhà hàng cho ra đời thương hiệu kem Thủy Tạ - một trong những "đặc trưng Hà Nội" từ đó cho tới nay.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Khung cảnh Tháp Rùa thanh bình và đẹp đến nao lòng giữa thập niên 40.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Một phụ nữ sang trọng ngồi xe kéo đi dạo Bờ Hồ. Đây là phương tiện rất phổ biến ở châu Á vào cuối thế kỷ XIX. Chúng ra đời lần đầu tiên dưới thời cải cách Minh Trị ở Nhật Bản (1868). Tới năm 1883, Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho mang một chiếc sang Hà Nội. Từ đó, xe kéo tay trở thành phương tiện dành riêng cho giới thượng lưu, quý tộc ở nước ta.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến
Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Những hình ảnh công nhân xây dựng hầm trú ẩn và tránh bom gần khu vực bến Cầu Cháy (gần cầu Chương Dương ngày nay)

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Toàn cảnh cầu Long Biên (còn gọi là cầu Doumer theo tên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Paul Doumer) giữa thập niên 40. Thời điểm ấy, cầu vẫn còn nguyên vẹn 19 nhịp dầm thép. Sau này, cầu bị quân đội Mỹ ném bom nhiều lần, phá hủy nhiều nhịp dẫn, trụ cầu và chỉ còn lại hình ảnh như ngày nay.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Khung cảnh Nhà hát lớn tuyệt đẹp. Trải qua hàng trăm năm tồn tại, đây vẫn luôn được coi là một trong những biểu tượng không thể không ghé thăm khi tới Hà Nội.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Ngã ba Paul Bert - Boissière (ngày nay là phố Nguyễn Xí cắt Tràng Tiền). Trung tâm bức ảnh là hình chiếc xích lô - một đặc trưng của Hà Nội dưới thời Pháp thuộc. Theo nhiều chuyên gia, phương tiện này do một người Pháp tên Coupeaud sáng chế, sau đó dần phổ biến ở các nước Đông Dương mà khởi đầu là Sài Gòn khoảng năm 1939.

Chùm ảnh hà nội 1940 trước ngày toàn quốc kháng chiến

Vào thập niên 40 của thế kỷ trước, đây là trụ sở hãng xe hơi Simca (Pháp) ở Hà Nội. Ngày nay, đây là một đoạn đường nằm trên phố Tràng Thi.

Sau những nỗ lực đàm phàn hòa bình không thành trong hai năm 1945 - 1946, Pháp quay lại Đông Dương và tiến hành tái xâm lược đất nước ta. Đứng trước nguy cơ ấy, Đảng Cộng Sản Việt Nam dưới sự lãnh đaọ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn dắt cả nước kháng chiến chống Pháp.

Ngày 19/12/1946, "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến " được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết nhằm kêu gọi, hiệu triệu nhân dân cùng đứng lên chiến đấu. Lời kêu gọi được truyền đi qua loa phát thanh, huy động được tinh thần yêu nước sục sôi của người dân khắp nơi, góp phần vào chiến thắng cuối cùng của dân tộc 9 năm sau đó.

Sau này, ngày 19/12/1946 được gọi là Ngày toàn quốc kháng chiến.

Tin Update
  • 21/12/14 10:05 Không khí giáng sinh tràn ngập facebook hot teen Việt tuần qua
  • 20/12/14 16:25 Toàn cảnh không khí đón Giáng Sinh nhìn từ vũ trụ
  • 18/12/14 15:01 Những điều thú vị về nhà tắm hơi công cộng ở Hàn Quốc
  • 16/12/14 10:06 Các thói quen “mất vệ sinh” thời Trung Cổ khiến bạn khóc thét