728 x 90

Chiêm ngưỡng 13 cung đường “chưa đi đã đau tim”

Chiêm ngưỡng 13 cung đường “chưa đi đã đau tim”
Các cung đường này ắt hẳn được tạo ra để dành cho những trái tim ưa mạo hiểm. Từ đường cao tốc Karakoram ở Pakistan không có hàng rào bảo vệ, chỉ chực chờ phút giây bất cẩn của người đi...
CanhDep.net
Các cung đường này ắt hẳn được tạo ra để dành cho những trái tim ưa mạo hiểm.

Từ đường cao tốc Karakoram ở Pakistan không có hàng rào bảo vệ, chỉ chực chờ phút giây bất cẩn của người đi đường là đẩy ngay họ xuống vực sâu, đến đường cao tốc James Dalton ở Alaska tuyết trắng xóa phủ khắp lối đi… 13 cung đường nhìn thôi cũng đủ rùng mình này hàng năm vẫn không hề vắng bóng người qua lại.

1. Cầu đường sắt Landwasser Viaduct, Thụy Sĩ

Nhắc đến di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận, người ta thường nghĩ ngay đến những công trình kiến trúc, nhưng thật ra một tuyến đường sắt cũng được nhận danh hiệu đáng quý ấy. Và cầu Landwasser Viaduct – tuyến đường sắt cheo leo giữa SchmittenFilisur thuộc Canton, Graubünden vinh dự là một trong ba tuyến đường sắt đầu tiên trên thế giới được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2008.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Cầu Landwasser Viaduct được xây dựng trên 63km chiều dài của tuyến đường sắt Albul. (Ảnh: Internet)

Cầu Landwasser Viaduct được xây dựng trên 63km chiều dài của tuyến đường sắt Albul. Ở độ cao 65m, dọc theo cây cầu dài 136m này, du khách sẽ không thể quên cảm giác sướng tê người khi được tận mắt chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ và yên bình của Thụy Sĩ ở một góc độ không thể nào tuyệt vời hơn này.

2. Đường núi Los Caracoles, Chile

Băng qua con đường trên núi Andreas – ngọn núi nối giữa Chile Argentina này, du khách sẽ phải trải qua những phút giây thót tim do các sườn dốc và ngoặt gấp không hề có hàng rào bảo vệ. Con đường này còn “thích” làm khó các tài xế bởi lớp tuyết phủ quanh năm. Phải thật sự chắc tay và tập trung khi lái xe, họ mới có thể vượt qua cung đường đầy trắc trở và nguy hiểm rập rình này.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Băng qua con đường trên núi Andreas – ngọn núi nối giữa Chile Argentina này, du khách sẽ phải trải qua những phút giây thót tim... (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nhờ những biển báo đặt dọc đường đi do đang trong giai đoạn thi công, số lượng tai nạn thảm khốc đã giảm đi đáng kể. Nơi này không bao giờ vắng bóng những chiếc xe tải lớn và xe buýt 2 tầng cồng kềnh chở khách du lịch ưa mạo hiểm.

3. Đường tàu tốc hành Glacier Express, Switzerland

Cũng là một tuyến đường sắt được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, Glacier Express là đường tàu tốc hành nối ga đường sắt của hai khu nghỉ mát ở núi St. Moritz và núi Zermatt thuộc dãy Alps, Thụy Sĩ.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Mặc dù mang tên là tàu tốc hành nhưng Glacier Express chính là tuyến tàu tốc hành chậm nhất trên thế giới. (Ảnh: Internet)

Mặc dù mang tên là tàu tốc hành nhưng Glacier Express chính là tuyến tàu tốc hành chậm nhất trên thế giới. Tuy nhiên, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ dọc hành trình có lẽ sẽ không làm hành khách cảm thấy phiền lòng. Một chuyến hành trình trọn vẹn của Glacier Express phải băng qua 291 cây cầu, 91 đường hầm và đạt độ cao 2033m khi qua đèo Oberalp.

4. Xa lộ Karakoram, Pakistan

Được chính phủ Pakistan đầu tư xây dựng và đặt tên là "Xa lộ Hữu nghị", xa lộ Karakoram là con đường xuyên quốc gia được lát đá cao nhất trên thế giới. Nối liền Trung QuốcPakistan qua dãy núi Karakoram, nằm ở độ cao 4.693m, con đường này hiện nay đang đối mặt với nguy cơ lở đất, lũ lụt gây tai nạn thương tâm.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Tuy vậy, cung đường này vẫn là một điểm thu hút du lịch khi mở ra trước mắt những phượt thủ ưa mạo hiểm cảnh thiên nhiên ngoạn mục như trong tiểu thuyết. (Ảnh: Internet)

5. Xa lộ Arunachal Pradesh, Ấn Độ

Xa lộ Arunachal Pradesh đã tiêu tốn của chính phủ Ấn Độ 6 tỉ USD nhằm mục đích phân chia địa phận rạch ròi với Trung Quốc sau khi phía Trung Quốc không công nhận đường McMahon theo thỏa thuận trước đó giữa hai nước này.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Xa lộ Arunachal Pradesh đã tiêu tốn của chính phủ Ấn Độ 6 tỉ USD. (Ảnh: Internet)

Đoạn đường khúc khuỷu như người khổng lồ dùng ngón tay vẽ nguệch ngoạc trên nền tuyết trắng này được chính phủ Ấn Độ kì vọng sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của khu vực và cải thiện cuộc sống của người dân địa phương, đồng thời góp phần cải thiện tình trạng quá tải đặc trưng cho nhiều vùng của Ấn Độ hiện nay khi khuyến khích di dân đến khu vực biên giới thưa thớt của Arunachal Pradesh.

6. Đường Jalalabad–Kabul, Afghanistan

Bỏ qua nhiều con đường bị “gắn mác” nguy hiểm nhất thế giới, đường cao tốc dài 65km nối Jalalabad Kabul xứng đáng giật ngôi vị quán quân.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Không chỉ địa hình hiểm trở mà tình trạng bất ổn ở khu vực này luôn là mối đe dọa cho xe cộ bất đắc dĩ phải đi trên cung đường này. (Ảnh: Internet)

Con đường là sự kết hợp của các làn đường hẹp quanh co cao 600m hẻm núi Kabul. Nhưng sự nguy hiểm khi phải vượt qua tuyến đường ngoằn ngoèo trên lãnh thổ Taliban không phải là điều duy nhất mà người ta thường nghĩ đến khi nhắc về con đường này. Tình trạng bạo loạn ở khu vực biên giới Taliban luôn là một nhân tố khó lường và khiến nhiều người, ngay cả những tay mạo hiểm nhất, cũng phải ngao ngán.

7. Xa lộ Tứ Xuyên – Tây Tạng, Trung Quốc

Xa lộ Tứ Xuyên - Tây Tạng hội tụ khá nhiều yếu tố đe dọa cho sự an toàn của một chuyến hành trình khi nó có độ dốc cao và tình trạng sạt lở đất, tuyết lở xảy ra hàng ngày.  

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Đạt kỉ lục kinh khủng với ghi nhận có hơn 7500 vụ tai nạn với 100.000 ca tử vong khi lưu thông, nhiều người khá e dè khi nghĩ đến chuyện chọn con đường này. (Ảnh: Internet)

8. Đường Bắc Yungas, Bolivia

Được mệnh danh là “cung đường chết chóc” của vùng Yungas, Bolivia, con đường này tước đi sinh mạng của 200 – 300 hành khách mỗi năm, mặc dù đã có dấu hiệu nhắc nhở những đoạn đường thường xảy ra tai nạn đặt dọc đường đi.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Nguyên nhân của đa số tai nạn ở cung đường này thường xảy ra khi các phương tiện giao thông cồng kềnh như xe tải, xe buýt cố gắng vượt mặt nhau mặc cho ngay bên cạnh là thung lũng sâu hun hút. (Ảnh: Internet)

9. Xa lộ James Dalton, Alaska

Xa lộ Dalton Alaska trải dài 667km, bắt đầu ở bắc Fairbanks và kết thúc gần biển Bắc Băng Dương và ruộng dầu vịnh Prudhoe.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Thoạt nhìn, cung đường này cũng không quá nguy hiểm... (Ảnh: Internet)

Thoạt nhìn, cung đường này cũng không quá nguy hiểm, lại mang vẻ bình yên là đằng khác, nhưng càng đi xa, du khách sẽ phải đối mặt với vô số ổ gà, đá nhỏ do những cơn gió mạnh cuốn theo bay tứ tung và cả nguy cơ bị lạc đường nữa.

10. Đường hầm Guoliang, Trung Quốc

Đường hầm Guoliang nằm dọc theo sườn rồi băng qua một ngọn núi ở Trung Quốc. Con đường này do chính tay hàng trăm người dân làng ở thị trấn Guoliang thi công.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Con đường hầm này do chính tay hàng trăm người dân làng ở thị trấn Guoliang thi công. (Ảnh: Internet)

Trước khi đường hầm này ra đời, cư dân của vùng này bị ngăn cách với nhau bởi những vách đá. Giờ đây, dù không có nhiều tai nạn đáng tiếc xảy ra, cung đường này vẫn khá thưa thớt, có lẽ do địa hình hiểm trở đã “hù dọa” người dân.

11. Đường Skippers Canyon, New Zealand

Đường Skippers Canyon thuộc New Zealand mang lại cảm giác thót tim đến không tưởng từ địa hình cheo leo do nó là một vết cắt rất hẹp ở giữa vách núi đá.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Để qua được cung đường này, bạn phải được cấp một loại giấy thông hành đặc biệt. (Ảnh: Internet)

Để qua được cung đường này, bạn phải được cấp một loại giấy thông hành đặc biệt. Khi được phép lưu thông, bạn phải hết sức cẩn thận bởi bạn có thể đâm sầm vào một chiếc xe ở khúc cua bị che khuất do đường quá ngoằn ngoèo bất cứ lúc nào.

12. Đường Zoji, India

Zojila là một ngọn đèo cao ở Ấn Độ, nằm trên quốc lộ 1D nối giữa Srinagar Leh. Con đường đóng vai trò quan trọng trong giao thông giữa Ladakh Kashmir. Nằm ở độ cao khoảng 3.528m trên đèo cao nhất thứ hai Ấn Độ - sau Fotu La, Zoji thường không hoạt động vào mùa đông. Đây còn là con đường duy nhất nối người dân ở Ladakh với thế giới bên ngoài.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Đây còn là con đường duy nhất nối người dân ở Ladakh với thế giới bên ngoài. (Ảnh: Internet)

13. Đường Stelvio, Ý

Đường Stelvio  Ý là đường đèo ở vị trí cao nhất trong dãy núi đông Alps và cao thứ hai trong dãy núi Alps nói chung. Qua hình ảnh, cung đường này có vẻ rất nguy hiểm nhưng trong thực tế, chúng lại khá bình thường.

Chiêm ngưỡng 13 cung đường chưa đi đã đau tim
Con đường "rợn tóc gáy" này thật ra không nguy hiểm như mọi người thường nghĩ. (Ảnh: Internet)

Nhìn từ trên cao, Stelvio trông như một nét phác thảo đầy tinh nghịch vòng quanh những ngọn đồi. Tốt nhất bạn đừng nên nhìn xuống vách núi như dựng đứng phía bên dưới và tập trung cầm lái thật vững vàng, đồng thời quan sát kĩ khi đến gần những khúc quanh bị che khuất.