728 x 90

Thăm cố đô Luông Pha-bang của Lào

Thăm cố đô Luông Pha-bang của Lào
Với vẻ đẹp cổ kính, không gian yên bình, Luông Pha-bang còn được gọi là "thành phố giấc ngủ trưa". Theo một đoàn khách du lịch từ Thủ đô Viêng Chăn, chúng tôi đến Luông Pha-bang bằng đường bộ....
CanhDep.net
Với vẻ đẹp cổ kính, không gian yên bình, Luông Pha-bang còn được gọi là "thành phố giấc ngủ trưa".

Theo một đoàn khách du lịch từ thủ đô viêng chăn , chúng tôi đến Luông Pha-bang bằng đường bộ.

Luông Pha-bang là một tỉnh miền núi thuộc bắc Lào, có đường biên giới chung với Việt Nam tại Lai Châu và Sơn La. Với số dân hơn 400.000 người, diện tích đất có khả năng sản xuất chỉ gần 78.000 ha, Luông Pha-bang cơ bản vẫn là một tỉnh nông nghiệp nghèo.

Tuy nhiên, Luông Pha-bang lại có thế mạnh về du lịch và dịch vụ, với cố đô cổ kính được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới từ năm 1995.

Từ sau ngày nước CHDCND Lào ra đời và nhất là khoảng 20 năm gần đây, cùng với sự phát triển của đất nước, Luông Pha-bang đã vượt lên những khó khăn của những năm sau chiến tranh và tập trung mọi nguồn lực cho phát triển nông nghiệp - nông thôn, du lịch - dịch vụ.

Ðến nay, ngoài thành tựu nổi bật là bảo đảm đáp ứng được nhu cầu lương thực ở địa phương, Luông Pha-bang còn xây dựng được cơ sở vật chất đáng kể cho phát triển: Hệ thống đường giao thông nối tỉnh, huyện với khoảng 400 bản (chiếm hơn 50% tổng số bản); đường dây tải điện tới gần 320 bản và hơn 25 nghìn gia đình có điện thắp sáng; sân bay Luông Pha-bang được cải tạo và nâng cấp thành sân bay quốc tế; hệ thống thông tin liên lạc bảo đảm thông suốt trong nước và quốc tế.

Ðặc biệt, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào khai thác đường giao thông nối Luông Pha-bang với tỉnh Nạn của Thái-lan và Ðiện Biên Phủ của Việt Nam, mở ra hướng phát triển mới cho du lịch...

Cố đô Luông Pha-bang gần như nằm lọt giữa thung lũng của hai dãy núi Thạo và Nang bạt ngàn các thảm rừng xanh nguyên sinh chen lẫn rừng trồng mới. Sang tháng 10, tháng 11, cố đô ẩn mình trong sương sớm. Khách du lịch như chúng tôi dễ dàng nhận ra nhiều nét giống Sa Pa của Việt Nam. Ở Luông Pha-bang hiện có 40 ngôi chùa cổ, trong đó hầu hết được xây dựng từ thế kỷ 14 và nhiều cung điện tráng lệ của các thời phong kiến thịnh trị ở Lào cách đây hơn một nghìn năm. Ðời vua cuối cùng rời Luông Pha-bang về Viêng Chăn tuyên bố lập Nhà nước Lạn Xạng (Triệu Voi) là Chầu Pha-ngừm cách đây đã gần 452 năm. Hầu hết các ngôi chùa và cung điện ở đây đều được bảo quản gần như nguyên vẹn, hoặc được trùng tu nhưng vẫn giữ được những nét độc đáo vốn có.

Du khách đã đến đây không thể không vãn cảnh chùa Phu Xỉ nằm ở một vị trí khá cao và nổi bật với những nét kiến trúc về mái cong, điêu khắc trong điện thờ và các tượng Phật. Ðây là nơi vào ngày cuối cùng của Bun Hốt Nặm (Tết té nước), các nhà vua làm lễ cầu trời mưa thuận, gió hòa để có một vụ mùa bội thu và mọi nhà quanh năm có "típ" xôi đầy. Ðến đây vào những ngày Tết té nước giữa tháng 4 để được chứng kiến lễ rước Nàng Xảng-khán với hàng nghìn người trong trang phục dân tộc nhiều mầu sắc đẹp tham gia...

Từ trung tâm cố đô, chúng tôi đi thăm thác nước Quang Xỉ dài 5 km với cột nước đổ cao 82 mét tạo ra một vùng sáng trắng như ai đó vừa tung hàng triệu triệu miếng bạc trắng giữa khung cảnh hoang sơ, u tịch, huyền bí. Rồi thăm các làng nghề truyền thống về dệt thổ cẩm, chạm bạc, các bản văn hóa mới mang những nét đặc trưng rất Lào, hoặc dự một buổi sinh hoạt văn hóa bằng hình thức múa "lăm vông" và thi hát các bài "lăm", "khắp" của Luông Pha-bang mượt mà và giàu sức truyền cảm.

Theo hướng dẫn viên giới thiệu, dệt thổ cẩm và chạm bạc là hai nghề thủ công nổi tiếng từ lâu ở đây, song cũng có lúc gần như mai một, nay sống lại nhờ du lịch phát triển và đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân địa phương và làm hài lòng khách khi có nhu cầu mua các đồ lưu niệm.

Khách du lịch đến với Luông Pha-bang ngày càng đông, bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 20% đến 25%, đem lại cho địa phương nguồn ngoại tệ không nhỏ.

Rời cố đô trong buổi chiều đầu mùa khô, đi dọc các phố trong không gian yên tĩnh và thanh bình, ngước nhìn mái chùa Xiêng Thoong vút cong in trên nền trời xanh, chúng tôi ai cũng hy vọng ngày trở lại.

Luông Pha Băng - cố đô yên bình của đất nước Triệu Voi

 Luông Pha Băng (Luang Prabang) là một trong những điểm đến ưa thích nhất của du khách khi tham quan đất nước Triệu Voi.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào

Dòng sông chảy qua cố đô Luông Pha Băng.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào

Cung Điện Hoàng Gia.

Điểm đến nổi tiếng nhất ở đây chính là Cung Điện Hoàng Gia, nơi mà ngày nay đã trở thành bảo tàng lưu giữ rất nhiều hiện vật quý giá về một thời vàng son của vương quốc Lan Xang, chẳng hạn như những vật dụng của hoàng tộc hay những bức tượng Phật cổ xưa. Thỉnh thoảng ở đây có tổ chức biểu diễn nghệ thuật truyền thống, du khách không nên bỏ qua những cơ hội hiếm hoi này để tìm hiểu thêm về đất nước và con người Lào.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào
Chợ đêm Luông Pha Băng.

Luông Pha Băng còn hấp dẫn bởi những con ngõ nhỏ, vắng người lại qua, rất tĩnh lặng và nhẹ nhàng. Đặc biệt nhất là những lối nhỏ dẫn ra bờ sông, có những hàng quán ven đường nơi du khách có thể dừng lại nghỉ chân và tận hưởng không gian êm đềm bên dòng thời gian lững lờ trôi. Vào ban đêm, chúng ta có thể đắm chìm trong không gian huyền ảo và thơ mộng tại khu chợ đêm Luông Pha Băng, nơi bày bán rất nhiều đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào

Toàn cảnh Luông Pha Băng nhìn từ đỉnh Phousi.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào
Thăm cố đô luông pha-bang của lào

Đỉnh Phousi cũng là một thắng cảnh không thể bỏ qua, nơi có ngọn tháp That Chom Si sừng sững một góc trời và là nơi du khách có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn cảnh Luông Pha Băng thơ mộng và yên bình sau khi chinh phục 238 bậc thang. 

Thăm cố đô luông pha-bang của lào
Tu sĩ đi khất thực vào buổi sáng.

Luông Pha Băng còn là một trung tâm Phật Giáo với hàng chục ngôi chùa và đền thờ cổ kính được xây dựng từ hàng trăm năm trước như Vat Xieng Toung hay Wat Sen. Các nhà tu hành ở đây đều theo dòng Tiểu Thừa nguyên thủy vì vậy những đoàn tu sĩ đi khất thực vào mỗi buổi sáng là hình ảnh đặc trưng của xứ sở này. Dậy sớm đón bình minh và dõi theo những vị tu sĩ đáng kính sẽ mang lại cho bạn những trải nghiệm tâm linh thú vị. Nếu phát tâm cúng dường cho các tu sĩ, bạn nên tham khảo cách thức từ người dân địa phương trước để thực hiện cho đúng lễ nghi.

Thăm cố đô luông pha-bang của lào

Lễ hội té nước trên đường phố Luông Pha Băng.

Từ ngày 14 đến 16 tháng 4 hàng năm, người Lào tổ chức lễ hội mừng năm mới truyền thống Bunpimay hay còn được chúng ta biết đến với tên gọi “lễ hội té nước”.

Đây là một lễ hội thường niên quan trọng và đậm tính tâm linh của người Lào, mang ý nghĩa đem lại sự mát mẻ, phồn vinh cho vạn vật và ấm no, hạnh phúc cho con người. Có rất nhiều hoạt động được tổ chức ở Luông Pha Băng để chào đón tết cổ truyền và thu hút một lượng lớn du khách đổ về tham gia. Bởi vậy, vào thời điểm này, bạn sẽ chẳng thể nào trải nghiệm sự thanh bình và tĩnh lặng vốn có ở nơi đây.  

Với những giá trị riêng biệt và đặc sắc, Luông Pha Băng đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1995, tạo điều kiện cho việc bảo tồn và tôn tạo những di tích văn hóa, lịch sử nơi đây. Luông Pha Băng chính là lựa chọn tuyệt vời cho những ai đang muốn rời xa sự ồn ả náo nhiệt của phố thị và tìm về với chính mình trong không gian yên ả và thanh bình.

Tin Update
  • 13/11/15 11:15 Lên Ba Vì ngắm mùa hoa dã quỳ rực rỡ
  • 12/11/15 11:29 Ghé thăm làng chài bình dị trên vịnh Bái Tử Long
  • 05/11/15 13:47 Du khách háo hức ngày đài phun nước Trevi hồi sinh
  • 02/11/15 08:34 Độc đáo khách sạn tổ kén giá rẻ tại Nha Trang