Chùa có tên chữ là Đại Bi Tự (nghĩa là ngôi chùa có bia rất lớn), nhưng nằm trên đất làng bối khê nên người dân quen gọi là chùa Bối Khê. Qua một con ngòi có chiếc cầu vắt ngang dẫn đến Tam quan của chùa với kiến trúc ba gian hai tầng tám mái, tầng trên có gác chuông.
Nghi môn chùa Bối hay còn gọi là Ngũ Không môn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch, bao gồm 5 cổng phân chia không gian ước lệ như một chiếc cổng làng.
Hai quả chuông lớn, đường kính 60 cm, cao 1 m được đúc và treo ở tầng trên cổng tam quan năm Thiệu Trị thứ 4 (1844)
Chùa có mặt bằng bề thế, được làm theo kiểu “nội công, ngoại quốc”: phía trước là nơi thờ Phật, phía sau là nơi thờ Thánh. Kiểu chùa như vậy thường được gọi là chùa “Tiền Phật, Hậu Thánh”. Hai bên tòa thượng điện còn có hai dãy hành lang bao bọc.
Trong khuôn viên có nhiều cây cổ thụ, vườn hoa cây cảnh xen với các công trình kiến trúc khá đẹp mắt và tôn thêm vẻ u tịch của chốn tu hành. Trên hình là gác chuông của chùa.
Chùa được xây dựng vào khoảng năm 1338, khi đó thuộc về nhà Trần dưới sự trị vì của vua Trần Hiến Tông. Sau đó, chùa được trùng tu và mở rộng trong 8 đợt dưới các triều Lê Sơ, Mạc, Lê Trung Hưng và Nguyễn. Những kiến trúc và hiện vật trong chùa đều vương dấu tích của các thời đại này.
Có thể nhận thấy dấu tích thời Trần khá rõ ở các mảng chạm khắc như đầu bẩy chạm rồng ở hàng hiên.
Gạch trang trí ở thềm nhà tiền đường chùa là viên gạch mộc đất nung, trên mặt có khắc nhiều hình linh vật. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đây là vết tích nghệ thuật thời Mạc.
Tòa thượng điện, có kết cấu chồng rường giống gác chuông chùa Keo Thái Bình.
Đáng chú ý ở tòa tiền đường là hệ thống cột bằng đá xanh. Trên các cột đá chạm nhiều đôi câu đối ca ngợi cảnh chùa.
Chùa nằm ngay đầu làng Bối Khê và có cảnh quan đẹp. Trước chùa có một bãi rộng, qua đó mới đến cổng gạch của chùa.