Bạn muốn đi du lịch ở đâu ?
Làng K’Long thuộc thôn Darahoa, xã Hiệp An, Đức Trọng cách thành phố đà lạt khoảng 15 km. Từ lâu nơi đây nổi tiếng với bức tượng chú gà trống 9 cựa cao 3,2 m, nặng kỷ lục 8 tấn ở giữa làng. Bởi vậy, làng còn được gọi với cái tên trìu mến là làng gà Dorahoa.
Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới.
Là một buôn làng nhỏ nằm nép mình dưới chân núi Voi hùng vĩ, làng Gà Darahoa là khu định canh, định cư của hơn 300 hộ đồng bào các dân tộc K’Ho, Chill. Từ Đà Lạt, du khách đổ đèo Prenn theo quốc lộ 20 khoảng 15 cây số thì rẽ phải vào làng K’Long. Nếu còn đôi chút băn khoăn về đường đi lối lại, bạn có thể hỏi thăm người dân bản địa và sẽ được hướng dẫn nhiệt tình.
Tượng Gà không chỉ là biểu tượng của làng mà đây còn là nơi dân làng tụ hội sau mùa thu hoạch. Vào những ngày này, xung quanh tượng Gà rộn ràng tiếng cồng chiêng, mọi người vui vẻ bên vò rượu cần và cầu cho cuộc sống bình yên mưa thuận gió hòa, cùng tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách. Bức tượng “gà chín cựa” còn như lời nhắc nhở xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới để tấm bi kịch của nàng Mỵ Nương tây nguyên chỉ còn là dĩ vãng.
Bên cạnh chú gà trống khổng lồ, những ngôi nhà trên cây tưởng chừng như chỉ có trong câu chuyện của chàng trai người rừng Tarzan cũng khiến du khách không khỏi trầm trồ vì lạ mắt. Đó là những ngôi nhà giống như chuồng chim bồ câu dựng trên những cành thông lực lưỡng, đan cài ngẫu nhiên mà vững chắc vô cùng. Nếu nghỉ lại qua đêm thì những ngôi nhà cây này luôn là lựa chọn của đa số du khách khi đến làng Gà.
Từ đây phóng tầm mắt ra là những nhà cửa, nương rẫy của người Mạ thấp thoáng qua hàng hàng lớp lớp tán thông xanh mướt. Trong không gian trong lành, yên tĩnh của núi rừng, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác sống giữa thiên nhiên hoang dã như người rừng Tarzan đích thực. Để rồi sáng mai thức giấc bạn như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào khi tỉnh dậy trong tiếng chim ríu ran, hoan ca đón chào ngày mới.
Ngoài ra, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, Chill cũng là điểm thu hút du khách khi đến với làng Gà. Với trên 60 khung dệt thủ công, nghề dệt thổ cẩm truyền thống nơi đây đã không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các trang vật dụng thiết yếu cho đồng bào mà còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo cho cao nguyên Lâm Viên.
Bên cạnh việc tận mắt chứng kiến các công đoạn dệt thổ cẩm phức tạp và tỉ mỉ hoàn toàn bằng tay, bạn còn được chiêm ngưỡng sự khéo léo dịu dàng của thiếu nữ các dân tộc ở địa phương bên khung dệt làm quà cho du khách. Đó là các loại xà rông, túi xách, băng đô, ba lô với nhiều hoa văn sặc sỡ đặc trưng của người dân tộc Tây Nguyên.
Được coi như cửa ngõ vào Đà Lạt, làng K’Long cũng là xuất phát điểm của cung đuờng du lịch trên quốc lộ 20 vào trung tâm thành phố. Theo tuyến này, điểm dừng chân đầu tiên là dòng thác dịu êm Prenn cách làng Gà hơn 5 km. Là một trong 5 ngọn đẹp nhất tỉnh lâm đồng , thác prenn như một chiếc cổng chào do thiên nhiên ban tặng cho thành phố. Qua thác Prenn bạn sẽ trải qua con đường đèo Prenn quanh co uốn lượn tuyệt đẹp, hai bên đường là những rừng thông xanh mướt góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa. Tiếp đến là dòng thác Datanla hùng vĩ với các trò chơi mạo hiểm. Cách đó không xa là hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Bạn nên thử tuyến cáp treo đi qua hồ đến với Trúc Lâm Thiền Viện.
Kim Anh
Trên đường du lịch đến Đà Lạt, du khách thường không bỏ qua cơ hội chiêm ngưỡng chú gà trống khổng lồ đứng hiên ngang và được lắng nghe câu chuyện truyền thuyết đầy bí ẩn và bất ngờ về chú gà trống ấy. Đó là câu chuyện tình cảm động xoay quanh mối tình của một đôi trai gái đã phải bỏ mạng vì kiệt sức trên đường tìm kiếm sản vật hồi môn là gà chín cựa do cha chàng trai thách cưới.
Tượng Gà trống 9 cựa nặng 8 tấn là biểu tượng của làng K’Long. Ảnh: baolamdong |
Tượng Gà không chỉ là biểu tượng của làng mà đây còn là nơi dân làng tụ hội sau mùa thu hoạch. Vào những ngày này, xung quanh tượng Gà rộn ràng tiếng cồng chiêng, mọi người vui vẻ bên vò rượu cần và cầu cho cuộc sống bình yên mưa thuận gió hòa, cùng tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách. Bức tượng “gà chín cựa” còn như lời nhắc nhở xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, cùng nhau xây dựng đời sống mới để tấm bi kịch của nàng Mỵ Nương tây nguyên chỉ còn là dĩ vãng.
Độc đáo những ngôi nhà trên cây ở làng Gà. Ảnh: dulichlamdong |
Từ đây phóng tầm mắt ra là những nhà cửa, nương rẫy của người Mạ thấp thoáng qua hàng hàng lớp lớp tán thông xanh mướt. Trong không gian trong lành, yên tĩnh của núi rừng, bạn sẽ được tận hưởng cảm giác sống giữa thiên nhiên hoang dã như người rừng Tarzan đích thực. Để rồi sáng mai thức giấc bạn như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào khi tỉnh dậy trong tiếng chim ríu ran, hoan ca đón chào ngày mới.
Ngoài ra, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân tộc K’ho, Chill cũng là điểm thu hút du khách khi đến với làng Gà. Với trên 60 khung dệt thủ công, nghề dệt thổ cẩm truyền thống nơi đây đã không chỉ dừng lại ở việc cung cấp các trang vật dụng thiết yếu cho đồng bào mà còn trở thành một nét đẹp văn hóa độc đáo cho cao nguyên Lâm Viên.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người dân địa phương. Ảnh: dulichlamdong |
Được coi như cửa ngõ vào Đà Lạt, làng K’Long cũng là xuất phát điểm của cung đuờng du lịch trên quốc lộ 20 vào trung tâm thành phố. Theo tuyến này, điểm dừng chân đầu tiên là dòng thác dịu êm Prenn cách làng Gà hơn 5 km. Là một trong 5 ngọn đẹp nhất tỉnh lâm đồng , thác prenn như một chiếc cổng chào do thiên nhiên ban tặng cho thành phố. Qua thác Prenn bạn sẽ trải qua con đường đèo Prenn quanh co uốn lượn tuyệt đẹp, hai bên đường là những rừng thông xanh mướt góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố ngàn hoa. Tiếp đến là dòng thác Datanla hùng vĩ với các trò chơi mạo hiểm. Cách đó không xa là hồ Tuyền Lâm thơ mộng. Bạn nên thử tuyến cáp treo đi qua hồ đến với Trúc Lâm Thiền Viện.
Kim Anh