lễ hội được tổ chức hàng năm vào ngày 14 và 15 tháng 10 âm lịch, năm nay nhằm ngày 24 và 25 tháng 11 năm 2015 dương lịch, du khách quan tâm đến loại hình du lịch văn hóa có thể chọn chương trình du lịch 2 ngày 1 đêm để có thể tìm hiểu và khám phá hết nét đẹp của lễ hội mang đậm giá trị văn hóa truyền thống này.
Để chuẩn bị cho phần lễ, các vật phẩm được chuẩn bị như: cốm dẹp đã trộn và chưa trộn, chuối, khoai, khoai môn, củ riềng, dừa tươi, hoa, nhang đèn, sala tho, nước thơm, chè … Các vật phẩm được dọn gọn gàng trên bàn tròn, bà con ngồi dưới đất có trải chiếu làm lễ, buổi lễ được diễn ra khi mặt trăng đã nhô lên nhìn thấy rõ, mọi người chấp tay lại hướng nhìn về mặt trăng và chủ lễ bắt đầu công việc của mình.
|
Lễ vật cúng trăng |
Du khách có thể tham gia buổi lễ này mà không phải tốn bất cứ gì vì các vật phẩm đã được chuẩn bị từ trước, nghi thức lễ được diễn ra rất thú vị khi chủ lễ nắm một nắm cốm dẹp và đút đầy miệng cho người được làm lễ, sau đó hỏi mong muốn điều gì dưới sự chứng kiến của thần mặt trăng thì ắt điều đó sẽ được như mong muốn, người được làm lễ nói ra điều ước của mình xong, chủ lễ nhét thêm trái chuối vào miệng cho tràn ra với ý nghĩa sẽ được no đủ.
Lễ hội được tổ chức với rất nhiều ý nghĩa khác nhau:
Đầu tiên là nhằm tạ ơn thần mặt trăng vì đã điều tiết mưa thuận gió hòa, phù hộ mùa màng bội thu, theo quan niệm tín ngưỡng của người Khmer thì Mặt trăng là vị thần cai quản thời tiết mùa màng, đây còn là dịp đưa tiễn mùa mưa vừa qua đi.
Thứ hai là nhằm tưởng nhớ đến đức Phật bởi vì ngày sinh, ngày đăng ngôi, ngày đi tu, ngày đắc đạo và nhập niết bàn của đức Phật đều là ngày rằm, lễ cúng trăng này cũng là ngày rằm.
Tiếp theo nữa là theo sự tích “Con thỏ và mặt trăng”, ấy là khi đức Phật Thích Ca còn mang kiếp con thỏ đã hy sinh liều chết hiến thân mình làm đồ ăn cho vị thần Sak-Kah là chúa tể của các vị thần tên Teveda. Thỏ là một trong bốn con vật đã được thần Teveda thử lòng nhân ái và sau đó đã được chọn làm tấm gương cho trần thế sau nghĩa cử cao đẹp của mình. Thỏ đã được thần Theveda dùng phép biến thành người cao lớn đến tận mây xanh và bay vào mặt trăng, hình tượng con thỏ là đại diện hình ảnh kiếp trước của Đức Phật, cúng trăng còn là dịp tưởng nhớ đến hình ảnh đó.
Ngoài ra còn rất nhiều ý nghĩa khác nữa và song song với phần lễ, phần hội cũng diễn ra không kém phần hấp dẫn, một trong số hội không thể thiếu được đó là hội đua ghe ngo, một phần hội lớn trong sự kiện này. Đây là nghi thức truyền thống tiễn đưa thần nước sau mùa gieo trồng về với biển khơi và đây cũng là nghi thức theo tín ngưỡng người Khmer là nhằm tưởng nhớ đến thần rắn Nagar khi xưa đã biến thân mình thành khúc gỗ để đưa Phật sang sông.
|
Đua ghe ngo |
Hội đua ghe ngo được tổ chức trên con sông Long Bình, một con sông đẹp của Thành Phố trà vinh với sự tham gia của 8 huyện và thành phố trong tỉnh, cuộc đua được diễn vào ngày 24/11 dưới sự cổ vũ nồng nhiệt của người dân và du khách. Một số trò chơi dân gian cũng được diễn ra trong lễ hội như: đập nồi đất, kéo co, nhảy bao bố, thổi bong bóng tiếp sức, đẩy gậy… Lễ thả đèn gió là một trong những phần khá thú vị khi các đèn gió được thả tự do trên trời với ý nghĩa mang vật phẩm dâng lên thần mặt trăng tuy nhiên với lý do an toàn thì phần hội này đã được thay thế bằng đèn hoa đăng. Chương trình biểu diễn nghệ thuật do đoàn nghệ thuật truyền thống Khmer là một chương trình không thể thiếu trong sự kiện.
Ngoài ra, một số môn thể thao mang tính hiện đại cũng đã được lồng vào sự kiện này nhằm tăng phần thú vị hài hòa giữa truyền thống và hiện đại chẳng hạn như môn bóng chuyền thanh niên dân tộc, giải đua motor phân khối 125CC và 135 CC, cúp quốc gia lần thứ 11. Đặc biệt hơn gắn liền với lễ hội truyền thống còn diễn ra Hội chợ thương mại công nghiệp nông thôn với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp trong ngoài tỉnh đủ mọi ngành nghề và triển lãm gian hàng của 9 huyện, thị xã thành phố. Đây cũng là dịp người dân vừa chào mừng lễ hội vừa có cơ hội gặp nhau tạo mối giao thương, một sự hài hòa giữa lễ hội truyền thống và giao thương hiện đại hoàn hảo.
|
Thả hoa đăng Ao Bà Om |
|
Giã nếp thành cốm dẹp |
Một mùa bội thu một cách truyền thống đồng thời phát huy khả năng làm kinh tế thời hiện đại, là cơ hội cho du khách biết hơn về lễ hội lớn nhất của người Khmer, biết hơn về Trà Vinh với sự hòa hợp đa sắc tộc độc đáo Kinh, Khmer và Hoa. Đây là một điểm sáng nhất của Trà Vinh trong khai thác ngành du lịch theo hình thức du lịch văn hóa và sự kiện. Hãy đến Trà Vinh một lần vào mùa lễ hội, chúng ta sẽ biết Trà Vinh không chỉ là thành phố của cây xanh nhưng nó còn có những giá trị lịch sử văn hóa khác.
Thạch Xuân Khai