Không lạc ở New York
Du khách châu Âu cũng như châu Á sẽ nhận ra tính cách Mỹ ngay lần đầu đặt chân đến New York. Và sẽ không bao giờ lạc lối ở New York, dù ở khu Manhattan trứ danh lúc 12 giờ đêm tấp nập đông vui như lúc 8 giờ sáng, đang mua sắm ở trung tâm điện tử của Apple, taxi màu vàng đặc trưng của New York liên tục lao vun vút trên đường... Trên trời có sẵn trực thăng còn dưới sông, du thuyền đã cập bến để du khách có thể khám phá thành phố này ở mọi góc độ.
Mùa Hè nước Mỹ - Quảng trường Times Square |
“Bạn sẽ không tìm thấy sự thuận tiện này khi du lịch châu Âu”, Jean- một du khách Hà Lan lần đầu khám phá New York thán phục. “Châu Âu của chúng tôi đẹp ở sự cổ kính, thanh lịch, nhưng lại thiếu vắng những toà nhà chọc trời hiện đại và không hề tiện lợi về taxi, mua sắm, đồ ăn nhanh như ở Mỹ”. Vợ của Jean là một phụ nữ gốc Việt lại có cái nhìn chi tiết hơn: “Người Việt mình đi du lịch thường không có thói quen xem bản đồ. Nhưng đến New York thì chẳng lo bị lạc. Hệ thống đường phố tại đây đặt tên bằng chữ số và chữ cái rất tiện lợi, dễ nhớ và dễ định vị. Ở châu Âu taxi rất đắt đỏ, chủ yếu đợi khách ở nhà ga xe lửa và sân bay nên khi đến New York có cảm giác như đang ở Việt Nam: taxi nhiều khi chạy dàn hàng 4- 5 chiếc trên đường đón khách chẳng khác nào một cuộc đua xe diễn ra trước mắt!”.
Đã có thời người Mỹ bị chế nhạo rằng quá thiếu vĩ nhân, anh hùng nên ở các trung tâm thành phố hầu hết đặt tên đường phố bằng chữ số, chữ cái. Hơn hai thế kỷ trôi qua, sáng kiến này của người Mỹ ngày càng hữu dụng, đặc biệt mang lại sự tiện lợi tuyệt vời cho khách du lịch. Nước Mỹ quá rộng lớn nhưng nhiều người gốc Việt kể chưa bao giờ phải dùng bản đồ hoặc bị lạc ở New York hay Washington DC... Nói cách khác, các anh hùng và vĩ nhân nước Mỹ đã hi sinh cho lợi ích chung: vì tính hữu dụng, tiện ích khi giao thông kiểu Mỹ!
New York về đêm |
“Cơn sốt 40 độ C” không hề thuyên giảm
Nhiều du khách đã thừa nhận rằng, ở Milan, Paris, London, Munich... của châu Âu đều có các trung tâm mua sắm lớn vẫn kém xa so với sự sầm uất và tiện lợi như ở New York, Las Vegas, Los Angeles của Mỹ.
Mỹ là thiên đường mua sắm |
Đến New York, du khách thoải mái dạo phố, những cửa hàng thời trang tạo thành chuỗi liên hoàn phục vụ khách. Tạp chí Lonely Planet đã từng bình chọn 10 thiên đường mua sắm tốt nhất thế giới, thì nước Mỹ đã chiếm 3 khu “shopping” danh giá gồm Trung tâm thương mại Columbus Circle ở New York, Grand Canal tại Las Vegas và Bal Harbour thuộc Miami.
Đối với du khách Việt Nam, muốn mua sắm có thể đi Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Quảng Châu..., vừa dễ dàng vừa không quá xa xôi. Nhưng trào lưu mua sắm ở Mỹ được ví von như “cơn sốt 40 độ C” đã thực sự đánh gục các vị khách sành điệu Việt bởi thủ tục visa cũng như giá tour trọn gói đi Mỹ hiện ngày càng thuận tiện, chi phí mềm hơn trước. Và còn bởi chính phẩm chất “shopping” rất Mỹ: các mẫu mốt mới nhất đều xuất hiện trước tiên ở Mỹ, hàng hoá chất lượng tốt nhất mà giá cả lại mềm hơn ở châu Âu, Úc.
Người Mỹ đặc biệt quan tâm tính rủi ro khi mua sắm và đặc biệt đề cao cảm giác thoả mãn, an tâm tối đa. Bởi vậy, nếu châu Âu cũng áp dụng chính sách trả lại hàng (return policy) tối đa khoảng hai tuần thì ở Mỹ, tuỳ loại sản phẩm công bố chính sách trả lại hàng khác nhau, nhưng thông thường thời gian trả lại là 30- 60 ngày. Có nhiều nhà bán lẻ còn thoáng hơn, chấp nhận cả hàng đã sử dụng, mất hóa đơn hoặc không quy định thời hạn trả hàng để khách dễ dàng đổi, trả lại bất cứ khi nào họ muốn. Quầy chăm sóc khách hàng (nhận đổi hoặc trả hàng) bố trí nhiều hơn và hoạt động vất vả hơn cả quầy tính tiền.
Đối với du khách Việt Nam, muốn mua sắm có thể đi Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Quảng Châu..., vừa dễ dàng vừa không quá xa xôi. Nhưng trào lưu mua sắm ở Mỹ được ví von như “cơn sốt 40 độ C” đã thực sự đánh gục các vị khách sành điệu Việt bởi thủ tục visa cũng như giá tour trọn gói đi Mỹ hiện ngày càng thuận tiện, chi phí mềm hơn trước. Và còn bởi chính phẩm chất “shopping” rất Mỹ: các mẫu mốt mới nhất đều xuất hiện trước tiên ở Mỹ, hàng hoá chất lượng tốt nhất mà giá cả lại mềm hơn ở châu Âu, Úc.
Người Mỹ đặc biệt quan tâm tính rủi ro khi mua sắm và đặc biệt đề cao cảm giác thoả mãn, an tâm tối đa. Bởi vậy, nếu châu Âu cũng áp dụng chính sách trả lại hàng (return policy) tối đa khoảng hai tuần thì ở Mỹ, tuỳ loại sản phẩm công bố chính sách trả lại hàng khác nhau, nhưng thông thường thời gian trả lại là 30- 60 ngày. Có nhiều nhà bán lẻ còn thoáng hơn, chấp nhận cả hàng đã sử dụng, mất hóa đơn hoặc không quy định thời hạn trả hàng để khách dễ dàng đổi, trả lại bất cứ khi nào họ muốn. Quầy chăm sóc khách hàng (nhận đổi hoặc trả hàng) bố trí nhiều hơn và hoạt động vất vả hơn cả quầy tính tiền.
Từ chính sách “bảo hiểm cho mua sắm” kiểu Mỹ vô cùng tối ưu này, có thể hiểu vì sao từ nhiều năm nay dịch vụ bảo hiểm du lịch AIG (của Mỹ) dành tặng du khách Việt đi Mỹ hiện vẫn có mức bồi hoàn cao nhất, tối đa đến 2,1 tỷ đồng/khách/vụ.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị tổ chức tour du lịch mỹ với hành trình đa dạng và thời gian để bạn lựa chọn. Bạn có thể tham khảo tour du lịch Mỹ tại Saigontourist với giá từ 39,99 triệu đồng.
T.T