Động vật có máu đỏ là do chất heamoglobin sinh ra, nhưng đa số loài động vật không xương sống như ốc, sò, hến, mực, cào cào... lại không có máu màu đỏ. Ở côn trùng, máu không có nhiệm vụ vận chuyển oxy.
Các lỗ mở nhỏ trên cơ thể các sinh vật này cũng gọi là khí quản cho phép oxy trong môi trường khuếch tán trực tiếp vào các tổ chức. Máu ở côn trùng chỉ có nhiệm vụ vận chuyển chất dinh dưỡng đến tổ chức và đào thải chất cặn bã.
Ở một số các động vật không xương sống nhỏ cũng thu nhận oxy bằng cách khuếch tán trực tiếp vào huyết tương. Động vật lớn cần phải có các protein hô hấp để nâng cao năng lực vận chuyển oxy. Heamoglobin (màu đỏ chứa sắt) là loại protein thường gặp nhất trong tự nhiên. Heamocyanin (màu xanh dương có chứa đồng) hiện diện ở các loài giáp xác và động vật thân mềm.
1. Mực nang (Cuttlefish)
Mực nang thuộc về lớp động vật thân mềm, cùng họ với bạch tuộc và mực ống. Ngoài các đặc tính kể trên, chúng còn là loài thông minh nhất trong các động vật không xương sống, cũng như nhìn về phía sau, dùng lực đẩy phản lực và giữ nổi theo cùng cách mà tàu ngầm đã làm.
Với dòng máu xanh, ba trái tim, và có thể thay đổi màu sắc trong tích tắc, nó dường như là nhân vật màn ảnh “người ngoài hành tinh kỳ quái “. Máu chúng màu xanh bỡi vì chúng có protêin hemocyanin vận chuyển máu bị ràng buộc bỡi hai nguyên tử đồng chứ không phải hemoglobin.
2. Sâu đá (Pill bug)
Sâu đá (Glomeris ripponica kishida) thuộc họ sâu đá (Sphaero theridae) là loài côn trùng có cơ thể hình trụ tròn, dài 2–3 cm, đường kính khoảng 1 cm.
Sâu đá phân bố rải rải ở vùng núi đá thuộc Bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc. Nó sống trên lớp mùn, lá mục, ăn lá cây. Sâu có tập tính rất đặc thù là khi gặp nguy hiểm như có vật gì chạm vào, nó sẽ cuộn tròn mình giống như hạt nhãn to và tiết ra một chất có mùi hôi để tự vệ.
3. Bạch tuộc
Trong tất cả các loài sinh vật biển, bạch tuộc được xếp loại là loài động vật thông minh nhất. Hệ thần kinh của chúng hoạt động khá phức tạp, hơn 2/3 nơron nằm trong những dây thần kinh ở các tua.
Các nhà khoa học đã khám phá được bạch tuộc có khả năng nhớ trong ngắn hạn và dài hạn. Chúng có thể phân biệt được hình dạng, bắt chước được mọi hoạt động của vật thể sau khi quan sát.
Bạch tuộc có đến 3 trái tim. Hai trái tim bơm máu xuyên qua hai mang trong khi trái tim thứ ba bơm máu đi khắp thân thể. Máu bạch tuộc chứa đựng protein giàu haemocyanin chuyên chở ôxy. Ít hiệu quả hơn huyết cầu giàu sắt của nhóm động vật có xương sống, haemocyanin được hoà tan trong huyết tương thay vì trong những hồng cầu và tạo ra màu xanh cho máu.
4. Nhện Tarantula
Tarantula là loài nhện lông, với kích thước lớn hơn so với các con nhện thuộc họ nhà Theraphosidae.
Phần lớn của Bắc Mỹ, Tarantulas có màu nâu. Ở những nơi khác đã tìm thấy loài có màu xanh côban, màu đen với các sọc trắng, dấu chân màu vàng, chân màu xanh kim loại với bụng màu da cam rực rỡ. Môi trường sống tự nhiên của chúng là hoang mạc, đồng cỏ, cánh đồng hoang, rừng nhiệt đới… Chúng có thể trốn trong hang hay sống trên thân cây.
Nhện Tarantula tiết ra một chất lỏng qua các tuyến nước bọt. Chất dịch này là một enzim tiêu hóa, sẽ giết chết côn trùng, chim non và chuột nhưng chỉ gây đau và sưng ở người.
5. Bọ cạp hoàng đế
Nó được tìm thấy ở Atewa, Ghana vào năm 2006. Mặc dù có kích thước khổng lồ nhưng chúng chủ yếu ăn mối và các động vật không xương sống nhỏ.
6. Ốc sên
Ốc sên là loài động vật thân mềm sống trên cạn, thuộc họ Achatinidae. Chúng sinh sống trong những khu vực có khí hậu ôn hòa và ẩm ướt.
Ốc sên được liệt vào danh sách 100 loài sinh vật xâm lăng kinh hoàng nhất trên thế giới bởi khả năng tiêu diệt nhanh gọn các cây ăn trái, ảnh hưởng tiêu cực đến ngành nông nghiệp ở một số nước.
7. Tôm hùm
Họ Tôm hùm có đặc điểm gồm thân dài và có một cái đuôi cơ bắp, hầu hết họ tôm hùm này đều có một đôi càng lớn và đầy sức mạnh.
Tôm hùm nằm rình mồi trong dòng nước như cá sấu, bộ giáp đen giúp chúng hòa lẫn vào đá dưới đáy sông, tránh khỏi tầm quan sát của kẻ thù cũng như con mồi. Chúng thường sống ở các bãi đá, rạn san hô nơi có nhiều hang hốc, khe rãnh ven biển.
Trong tự nhiên, chúng ăn chủ yếu các loại động vật như cá, tôm, cua ghẹ, cầu gai, giáp xác nhỏ, nhuyễn thể và các loại thực vật như rong rêu. Trong tự nhiên, tình trạng tôm hùm nhai thịt đồng loại trong tự nhiên do tình trạng thay đổi nhiệt độ, nước biển ấm lên biến loài giáp xác này trở thành kẻ ăn thịt đồng loại (ăn tôm non).
8. Cua móng ngựa (Horseshoe Crab) – Con sam
Loài sinh vật với bộ áo giáp bảo hiểm ngoài thân xuất hiện cách đây 200 triệu năm đã phát triển ra một khả năng phòng vệ độc đáo nhằm phục hồi cho những tổn thương do bị nhiễm độc trong các vùng biển nông. Khi đối mặt với các chất độc được sản sinh ra từ vi khuẩn, các tế bào Amebocyte trong máu con sam – thường là máu màu xanh nước biển do sự hiện diện của các phân tử đồng có trong máu – sẽ nhận diện và đông cứng quanh vùng bị xâm phạm, cô lập mối đe dọa bên trong một cái vẩy như gel nhằm phòng ngừa nó lây lan.
Máu sam có thể dùng để phát hiện và bẫy độc tố của vi khuẩn. Người ta thu hoạch máu của con sam nhằm tiến hành một xét nghiệm trong việc đảm chắc rằng các sản phẩm y tế không bị ô nhiễm.
Mỗi một ga-lông máu sam trị giá 60.000 USD khiến cho ngành công nghiệp máu sam trên bình diện toàn cầu đạt giá trị 50 triệu USD/năm.
Xem thêm clip "Ngỡ ngàng bạch tuộc tàng hình siêu hơn ninja"
- 26/03/15 10:55 Kinh dị con đường nguy hiểm nhất hành tinh
- 25/03/15 13:40 Những cái chết nực cười và kém may mắn nhất lịch sử
- 24/03/15 16:09 Những hố sâu nổi tiếng và kì quái nhất thế giới
- 24/03/15 08:36 Ngất ngây với vẻ đẹp của giống hồng cổ châu Âu ở Sapa