Viện nghiên Cứu Legatum có trụ sở tại London, Anh vừa công bố bảng khảo sát chỉ số thịnh vượng toàn cầu hàng năm, xếp hạng 142 nước trên thế giới dựa trên 8 hạng mục chính: phát triển kinh tế, doanh nghiệp và cơ hội, chính phủ, giáo dục, sức khỏe, an toàn và an ninh, tự do cá nhân và vốn xã hội.
Với điểm số cao nhất ở nhiều mục như "niềm tin vào con người", "sự hài lòng với quyền tự do lựa chọn", "quyền tự do công dân" hay "sự hài lòng với mức sống", Na Uy trở thành quốc gia thịnh vượng nhất thế giới. Đây là lần thứ 7 quốc gia này đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số thịnh vượng toàn cầu. Các nước đứng thứ 2 đến 10 trong top này là: Thụy Sĩ, New Zealand, Thụy Điển, Canada, Australia, Hà Lan, Phần Lan, Ireland.
Việt Nam xếp thứ 55 trong danh sách quốc gia thịnh vượng. Ảnh: Đỗ Giang. |
Ở khu vực Đông Nam Á, nước có nền kinh tế mạnh nhất là Singapore, xếp thứ 17 toàn diện trên bảng chỉ số thịnh vượng.
Xếp thứ 3 về kinh tế nhưng Trung Quốc lại có mặt trong danh sách những nước có chỉ số an toàn, an ninh và chỉ số tự do cá nhân thấp nhất thế giới (lần lượt xếp thứ 100 và 120). Vì vậy, cường quốc kinh tế này được cho là đất nước giàu nhưng không hề thịnh vượng và chỉ đứng ở vị trí thứ 52 về tổng thể.
Top 10 nước kém thịnh vượng nhất thế giới: Trung Phi, Afghanistan, Haiti, Chad, Burundi, Congo, Syria, Yemen, Sudan, Angola.
10 thành phố đáng sống nhất thế giới 2015
Ngọc Mai