728 x 90

Du lịch Việt Nam chưa biết cách ‘khêu gợi’ trên mạng xã hội?

Du lịch Việt Nam chưa biết cách ‘khêu gợi’ trên mạng xã hội?
Câu chuyện về Foodporn Đừng nhầm lẫn thức ăn với tình dục khi bạn muốn tìm từ tiếng Việt sát nghĩa cho Foodporn, đây là một thuật ngữ mới mẻ và gợi nên những món ăn đầy hấp dẫn, nó cũng...
CanhDep.net

Câu chuyện về Foodporn

Đừng nhầm lẫn thức ăn với tình dục khi bạn muốn tìm từ tiếng Việt sát nghĩa cho Foodporn, đây là một thuật ngữ mới mẻ và gợi nên những món ăn đầy hấp dẫn, nó cũng có thể có một lời gợi ý cho việc phát triển ngành du lịch Việt Nam.

Mỗi tháng 1 hàng năm, những chuyên gia về ngôn ngữ như Giáo sư Anne Curzan của trường đại học Michigan, Hoa Kỳ lại đến dự cuộc họp thường niên của Hội Phương ngữ Mỹ (American Dialect Society) để bầu chọn ra những từ của năm.

Bằng cách này, nhiều từ tiếng Anh mới đã được chọn ra và đang “sống” cho đến hiện tại, ví dụ như Tweet vào năm 2009 và Hashtag vào năm 2012.

Hiện có một từ nữa, được nhắc đến từ lâu, nhưng chưa thấy được đưa vào những từ điển tiếng Anh danh tiếng như Merriam Webster hay Oxford, đó là từ Foodporn, ghép giữa Food (thức ăn) và Porn (khiêu dâm), nhưng trong trường hợp này, nó nghiêng về nghĩa mô tả những món ăn đẹp mắt, gợi lên nhiều khoái cảm.

Có khoảng 13 triệu từ Foodporn đã được sử dụng trên các trang điện tử từ khắp nơi trên thế giới, theo tính toán của Google.

Du lịch việt nam chưa biết cách khêu gợi trên mạng xã hội
 
Món ăn ngon với Hashtag #Vietnamesefoodporn trên mạng xã hội - ảnh: Instagram 

Bạn cũng có thể đặt các Hashtag bằng cách gõ dấu #, tiếp đó ghi từ bạn muốn và không để dấu cách, sau khi hoàn thành và up lên một mạng xã hội hoàn chỉnh, bạn đã tham gia vào việc tạo một từ khoá mà khi bấm vào từ khoá đó, nó sẽ bật ra tất cả những nội dung mà người dùng đã lưu với từ khoá đó.Nhưng có lẽ là cũng nên xem xét lại cách tính của Google và thắc mắc, liệu các thuật toán của Google có “mò” được vào Instagram hay không? khi có tới 65.516.016 posts với Hashtag #Foodporn trên Instagram, con số này gấp 5 lần kết quả tìm kiếm của Google, và chắc hẳn, khi bạn đọc bài viết này, con số đó đã tăng lên, đó là điều chưa bao giờ xuất hiện trước đây.

Nếu một chủ nhà hàng tại Việt Nam, muốn quảng bá cho món ăn của mình cho khách ngoại, có lẽ ngoài những Hashtag thông thường như "Vietnamesefood", anh ta nên thêm cả những Hashtag mới như #Vietnamesefoodporn để nâng cao khả năng lan toả thông tin của mình.

Hiện có 365.530 posts trên Instagram với "Vietnamesefood" và 1.305 posts với "Vietnamesefoodporn", chủ yếu là của khách nước ngoài up lên, khi họ phấn khích với những món ăn của Việt Nam.

McNally đến từ Ireland và đang du lịch tại Việt Nam cho biết, anh thích dùng Hashtag chuyên biệt trên các ứng dụng hơn là tìm kiếm trên web truyền thống, bởi vì những cập nhật từ Hastag đem đến những cảm giác tươi mới, đáng tin cậy từ thời gian thực, hơn là việc Google dẫn dắt đến những kết quả tìm kiếm từ... xa lắc, xa lơ, đấy là chưa kể việc bấm phải các đường dẫn quảng cáo có trả tiền cho Google thì thật là không... khách quan.

Du lịch việt nam chưa biết cách khêu gợi trên mạng xã hội
 
Bạn có thể tìm thấy hình ảnh cô gái Nhật này ăn món ăn kiểu Việt trong một nhà hàng tại Osaka với từ khoá #Vietnamesefood - ảnh: Instagram  

David Farley cũng từng có bài viết: “có phải bánh mì Việt Nam là món bánh kẹp ngon nhất thế giới?” khen gợi nức nở mòn ăn bình dân này, nếu để ý một chút thì những chủ tiệm bánh mì cũng nên đưa từ khoá lên Instagram, Facebook, Pinterest để tiếp cận khách hàng.Nói về ẩm thực Việt Nam, thì phóng viên David Farley của BBC từng có một bài viết với nhan đề: “Xúc xích bí ẩn đến tổng thống cũng phải mê?” mô tả cả Tổng thống Mỹ Obama và Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy đều mê mệt món “xúc xích một nửa” mà David Farley cho rằng có nhiều nét tương đồng ở vị “ngọt, chua, cay, mặn” có ở các món Việt Nam, nếu nhìn ảnh, bạn sẽ ồ lên “thì ra là món lạp xưởng”.

Nhân tiện, nếu bạn tìm kiếm với từ #Banhmi trên Instagram thì sẽ có tới 92.673 kết quả và ngạc nhiên hơn, phần nhiều từ những post đó đến từ khách... tây, số liệu này cho thấy, dường như chính chúng ta, những người tưởng như đang hiểu về Việt Nam nhất, lại chẳng biết gì về những điều mà người nước ngoài thấy hấp dẫn tại Việt Nam, để chủ động quảng bá đến họ.

Lonely Planet đang đi vào quên lãng

Nếu như trước đây, khi cuộc cách mạng công nghệ với màn hình cảm ứng lớn, tốc độ truy cập cao và mạng 3G, 4G chưa xuất hiện, cuốn sách cầm tay của dân "du mục" khắp thế giới là Lonely Planet, nhưng hiện nay, mọi thứ đã và đang thay đổi, ngày càng chóng mặt hơn.

Hiện tại, chỉ cần một thiết bị thông minh kết nối mạng, người dùng trên thế giới có thể tìm đền những nền tảng ưu việt hơn Lonely Planet rất nhiều, để kiểm tra nơi mà họ đến, ví dụ như Tripadvisor hay Foursquare, những trang mà bạn có thể tìm mọi thông tin, hay thậm chí là đặt khách sạn tại nơi mà mình muốn đến, và một đánh giá xấu trên Tripadvisor có thể khiến vài chục đến hàng trăm lượt khách "chùn bước".

Du lịch việt nam chưa biết cách khêu gợi trên mạng xã hội
 
Teddingtonsailor phản nàn trên Tripadvisor về việc bị đánh giầy lừa đảo tại Phố cổ Hà Nội vào ngày 2.9.2015 

Tuy nhiên, cũng trên Tripadvisor, từ ngày 2/9 đã có thông tin của du khách, nói về hiện tượng lừa đảo này. Tài khoản mang tên Teddingtonsailor viết vài dòng về Hà Nội: “Đông đúc, nóng và bẩn thỉu... hãy coi chừng việc sửa giầy lừa đảo, một người đàn ông sẽ vồ lấy đôi giầy của bạn khi bạn đang đi bộ và phun keo vào mép giầy, điều này xảy ra quá nhanh và bạn không thể ngăn chặn. Sau đó anh ta sẽ phàn nàn rằng đôi giầy bạn cần sửa ngay lập tức, cố gắng tước nó từ chân của bạn. Nếu bạn cho phép điều đó xảy ra, bạn sẽ không thể làm được gì hơn mà không phải trả giá bằng tiền mặt...”Ngày 10/9, Báo chí có đăng tải clip về đánh giầy "chặt chém" với thủ đoạn ép, mời du khách sửa giầy dép và thu tiền từ 100.000 - 90.000 đồng/lần tại khu phố cổ Hà Nội, đến ngày 12/9 thì hai đối tượng tên Phạm Văn Chung (Quảng Xương, Thanh Hoá) và Phạm Văn Quỳnh (Hưng Yên) đã bị công an triệu tập, lấy lời khai.

Nếu cơ quan quản lý dành nhiều thời gian hơn, để theo dõi thông tin trên các mạng xã hội đặc biệt có sự tương tác cao với người ngoại quốc, hẳn sẽ giải quyết được rất nhiều những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự, dịch vụ của Việt Nam, trước khi báo chí trong nước lên tiếng mạnh mẽ.

Một du khách người Ý tên là Valentine cho biết, anh rất mê du lịch và những người như anh đang có xu hướng sử dụng ứng dụng công nghệ nhiều hơn để tham khảo, sau đó mới quyết định hành vi của mình. Đứng giữa Phố cổ Hà Nội với hàng trăm quán cafe xung quanh, anh thường dùng Foursquare để xem người dùng đánh giá như thế nào trước đó, để lựa chọn nơi mà mình sẽ đến.

Trên Instagram hay Tumblr, ngày càng xuất hiện nhiều tài khoản của các cơ quan Chính phủ, các hãng lữ hành quảng cáo cho dịch vụ của mình. Tài khoản visit_singapore của Tổng cục du lịch Singapore, có tới 27,7 nghìn người theo dõi trên Instagram và trung bình có khoảng 1,5 nghìn lượt bấm nút "like" trên mỗi ảnh được up bởi tài khoản này. Singapore cũng là quốc gia có tiếng về ngành du lịch trên thế giới.

Quay trở lại vấn đề về du lịch Việt Nam, theo con số thống kê mới nhất từ tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 6/2015 là 529.000 lượt, giảm 8,2% so với tháng trước đó và là tháng giảm thứ 13 liên tiếp. Đây là một con số không tương xứng với tiềm năng du lịch của Việt Nam.

Du lịch Việt Nam từng sử dụng câu khẩu hiệu: "Vietnam the hidden charm - Việt Nam, vẻ đẹp tiềm ẩn" nhưng có vẻ như hiện nay, Việt Nam nên tìm nhiều cách tiếp cận hơn để trình diễn một cách rõ ràng vẻ đẹp của mình.
Theo Depplus