728 x 90

Cuộc thi thổi cơm ở làng Thị Cấm

Cuộc thi thổi cơm ở làng Thị Cấm
Hàng trăm năm nay, cứ đến mùng 8 Tết là người dân làng Thị Cấm lại vui mừng tổ chức cuộc thi nấu cơm để nhớ về sự tích tướng Phan Tây Nhạc thống quân đi dẹp giặc xâm lược.
CanhDep.net
Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Theo thông lệ, cuộc thi có 4 đội chơi với 10 thành viên mỗi đội chia nhau tham gia các phần thi như lấy nước, kéo lửa, thổi cơm. Trong đó, phần thi kéo lửa được rất đông người dân bao quanh khu vực thi chờ xem.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Cuộc thi chính thức bắt đầu vào 11h sáng ngày mùng 8 tháng Giêng nhưng từ sáng các đội đã phải chuẩn bị sẵn chầy, cối, mẹt, niêu...để có thể nấu ra một niêu cơm trắng, dẻo, thơm.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Khi thể lệ về cuộc thi được công bố cũng là lúc mà các thành viên trong đội thi phải tết rơm để kê cối giã gạo. Rơm phải được tết tròn thành bó dày, vừa khít với đế cối để đảm bảo khi giã cối không bị trật ra ngoài.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Tre, nứa cũng được các thành viên trong đội sẻ nhỏ để có thể sẵn sàng nhóm lửa khi đội mình kéo lửa thành công.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Đúng 11h, các bô lão trong lão sẽ làm lễ, dâng hương lên bàn thờ Thành Hoàng Làng và chính thức phát lệnh cuộc thi bắt đầu.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Ngay khi nhóm được lửa các đội sẽ kéo lửa về khu vực thổi cơm của đội mình. Anh Bùi Đình Thanh, thành viên đội xóm 9, đạt giải nhất phần thi kéo lửa cho biết để đạt được kết quả cao nhất cả đội phải chuẩn bị loại rơm, rạ nếp sau đó cào ra để bắt lửa nhanh nhất. Đồng thời, đội của anh cũng đã tập luyện với nhau từ mấy ngày trước cuộc thi.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Các thành viên nam khỏe mạnh trong đội cũng nhanh tay giã gạo.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Sau đó gạo được đem vo sạch để có thể bỏ vào niêu.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Một thành viên trong đội thi đang dùng giấy kiểm tra độ chín của gạo, khi nước bắt đầu cạn cũng là lúc các niêu cơm được vùi xuống rơm

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Các niêu cơm được vùi kín xuống rơm đang cháy để nấu tiếp, rất nhiều ụ rơm to cũng được tạo nên để giấu vị trí các niêu cơm.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Sau khi rơm đã thành tro, các bô lão trong làng sẽ che ô, gõ trống đi quanh khu vực thi của các đội và dùng gậy để mò niêu cơm. Cụ Bùi Đình Trung, 70 tuổi ở xóm 9 thôn Thị Cấm đang dò tìm niêu cơm trong đống tàn tro. Cụ chia sẻ đây là năm thứ 23 cụ tham gia vào ban tổ chức cuộc thi, theo cụ cuộc thi thổi cơm ngoài việc có ý nghĩa lớn về lịch sử và cầu may đầu năm còn giúp người dân làng thị cấm thêm đoàn kết, gắn bó nhau hơn.

Cuộc thi thổi cơm ở làng thị cấm

Sau khi được tìm thấy, 4 niêu cơm sẽ được dùng để dâng lễ lên Thành Hoàng Làng và phân định thắng thua bởi các bậc cao niên trong làng. 

Ảnh: Mai Uyên