728 x 90

Câu chuyện buồn về Laika - chú chó đầu tiên bay vào vũ trụ

Câu chuyện buồn về Laika - chú chó đầu tiên bay vào vũ trụ
Laika - sinh vật đầu tiên được Liên Xô đưa vào vũ trụ ngày 3/11/1957. Mục đích để kiểm tra mức độ an toàn cho con người, nhưng cũng là cái chết định sẵn cho một con chó   ...
CanhDep.net
Laika - sinh vật đầu tiên được liên xô đưa vào vũ trụ ngày 3/11/1957. Mục đích để kiểm tra mức độ an toàn cho con người, nhưng cũng là cái chết định sẵn cho một con chó

 

Câu chuyện buồn về laika - chú chó đầu tiên bay vào vũ trụ
Năm 1957, laika trở thành sinh vật đầu tiên bay vào vũ trụ, mở đường cho các chuyến bay của loài người.

Laika là một con chó hoang, sống trên các phố ở Moscow. Người ta chỉ vừa đem nó về 1 tuần trước khi lên kế hoạch phóng tên lửa

Theo hãng tin AP, lý do Laika được chọn là vì nó nhỏ bé và khá ngoan. Chuyến bay này nhằm mục đích kiểm tra mức độ an toàn đối với con người để bay vào vũ trụ, nhưng cũng là cái chết định sẵn với con chó vì công nghệ chưa tiến xa đến mức có thể đưa nó quay trở lại. 

Tất cả 36 con chó mà Liên Xô đưa vào vũ trụ trước Yuri Gagarin (người đầu tiên bay vào vũ trụ) đều là chó hoang. Trước Laika, cũng đã có nhiều con chó khác được đưa vào vũ trụ nhưng chỉ mới dừng ở dưới quỹ đạo (sub-orbital). 

Đây chỉ là một trong số nhiều hành động táo bạo của Liên Xô mà nhờ đó họ có thể tiên phong trong lĩnh vực thám hiểm vũ trụ, vượt qua Mỹ. Chỉ một tháng trước đó, họ đã phóng vệ tinh đầu tiên của thế giới - sputnik và đến khi con tàu chở Laika - Sputnik 2 được đưa lên vũ trụ, mỹ thậm chí đã tụt lại xa hơn nữa.

Thời đó, các hãng truyền thông hết chế nhạo rồi lại tỏ ra thương xót cho số phận của Laika. TIME có một bài báo từ năm 1957 về đề tài báo chí đưa tin như thế nào về sự kiện này. TIME viết, “các đề báo đã sáng tạo ra nhiều từ hoàn toàn mới có nghĩa là “con chó bay vào vũ trụ” như: pupnik và pooch-nik, sputpup và woofnik” trước khi nó được gọi là “Muttnik”.

Các bài báo viết rằng: “Tờ Chicago American đưa tin: ‘Sputup của nga không phải con chó đầu tiên trên bầu trời. Vinh dự này phải thuộc về Dog star (Sao Thiên Lang) mà chúng ta vẫn biết đến là Sirius”.

Nhiều bài khác tỏ ra đồng cảm hơn với Laika. Người Anh đặc biệt tỏ ra nhạy cảm về vấn đề của con chó và thể hiện sự bất bình về phía người Nga: “CON CHÓ SẼ CHẾT, CHÚNG TA KHÔNG THỂ CỨU NÓ”. Vậy nên Đại sứ quán Liên Xô ở London đã buộc phải chuyển sang chế độ kiểm soát thiệt hại thay vì tổ chức kỷ niệm.

Một viên chức Liên Xô đã phải cam đoan với TIME rằng: “Người Nga yêu chó. Nhưng công việc này không phải là một tội ác mà là vì lợi ích của nhân loại”.

Gần nửa thế kỷ trước, chính quyền Nga nhận thấy cần giải quyết hậu quả PR một lần nữa khi thông tin về cái chết nhân đạo của Laika đã bi thổi phồng quá đáng.

Dù họ luôn khẳng định rằng Laika chết sau khi "lang thang" khoảng 1 tuần trên vũ trụ, nhưng năm 2002, một người cùng với Viện Nghiên cứu các vấn đề sinh học ở Moscow đã tiết lộ sự thật. Họ cho biết con chó đã chết chỉ vài giờ sau khi tàu vũ trụ rời bệ phóng vì quá hoảng sợ và nhiệt độ cao. Sputnik 2 đã tiếp tục ở trong quỹ đạo 5 tháng, và sau đó đã bốc cháy khi quay trở về Trái đất tháng 4 năm 1958.

Một trong số các nhà du hành vũ trụ của Chương trình vũ trụ Liên Xô nói rằng Laika là một chú chó ngoan. Thậm chí người này đã từng mang nó về nhà chơi với các con của anh ta trước khi nó thực hiện sứ mệnh bay vào vũ trụ.

“Laika hiền lành và dễ thương. Tôi muốn làm một điều gì đó tốt đẹp cho nó: Laika còn quá ít thời gian để sống”, AP trích trong cuốn sách về y học vũ trụ của bác sĩ Vladimir Yazdovsky.

Ngày 3/11/1957, tại sân bay vũ trụ Baikonur, Sputnik 2 được phóng lên quỹ đạo Trái đất, mang theo Laika.

Theo các tín hiệu thu được từ các thiết bị cảm biến gắn trên thân Laika thì trong quá trình phóng tàu, nhịp tim của Laika đã tăng cao gấp 3 lần bình thường. Và sau khi tàu đạt đến trạng thái không trọng lực thì nhịp tim của Laika bắt đầu giảm mạnh. 

6 ngày sau thời điểm phóng vệ tinh, Trái đất hoàn toàn mất liên lạc với tàu Sputnik 2. Các thông tin do Cơ quan nghiên cứu vũ trụ Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó cho thấy Laika đã sống tới ngày thứ 4 của chuyến du hành.

Không lâu sau khi Sputnik 2 được phóng đi, các nhà khoa học Liên Xô đã phải thừa nhận rằng do các thiết bị đổ bộ chưa kịp hoàn thiện nên tàu Sputnik 2 đã được xác định là sẽ thực hiện chuyến bay thử nghiệm cảm tử. Điều đó có nghĩa là số phận của Laika đã được định đoạt ngay từ đầu. Nó sẽ chết và bị thiêu cháy cùng với con tàu khi quay trở lại bầu khí quyển trái đất.

Sau 163 ngày bay vòng quanh quỹ đạo trái đất, ngày 14/4/1958, Sputnik 2 mang theo xác Laika đã rực cháy trên đường trở về Trái đất, kết thúc xuất sắc sứ mạng tiên phong của mình.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí TIME, một tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ. Từ "TIME" từng được tạp chí này giải thích là biểu tượng cho dòng chữ "The International Magazine of Events" (tạm dịch: một tạp chí quốc tế cho những sự kiện).

Huỳnh Linh (lược dịch)

Tin Update
  • 13/11/14 18:12 Đàn voi trắng 5 con cực hiếm được nuôi nhốt ở Myanmar
  • 13/11/14 11:02 Những động vật có khả năng "bỗng dưng gây họa" cho con người
  • 13/11/14 10:36 Các "thiên đường mùa đông" khiến bạn ngây ngất
  • 12/11/14 15:27 Lật tẩy những quan niệm "sai toét" mà ai cũng tin sái cổ