728 x 90

Mù Cang Chải với những mùa vàng còn sót lại ở

Mù Cang Chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Hành trình vượt qua đèo Khau Phạ trải dài theo huyện Mù Cang Chải có thể thấy đây là một miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ.
CanhDep.net
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Bắt đầu hành trình vượt đèo Khau Phạ.
Cung đường đèo quanh co đôi khi qua những đoạn mịt mù sương và hơi lạnh từ những cánh rừng già còn mang đậm nét nguyên sơ, một nét đặc trưng trong cung đèo này là và những triền ruộng bậc thang của các dân tộc H'Mông, Thái. Và rải rác trên đường, thi thoảng bắt gặp các căn nhà sàn đơn sơ cheo leo bên sườn núi và cảnh bà con dân tộc đeo gùi đi bộ dọc trên đường, làm cho hành trình vượt qua cung đèo dài cũng trở nên ấm áp.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Những bước chân bền bỉ trên đèo Khau Phạ.
Khi lên gần tới đỉnh đèo, một nhà hàng tọa lạc ngay chân núi với bốn bề hùng vĩ, ngay một khúc cua dốc đầy ngoạn mục. Nhà hàng mang cũng mang tên “Khau Phạ” với lối vào có hai hàng hoa Chuông vàng rực rỡ như ấm áp đón chào lữ khách phương xa.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Nhà hàng “Khau Phạ” nơi đỉnh đèo.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Lối vào nhà hàng “Khau Phạ” rực rỡ hai hàng hoa Chuông.
Đây cũng là địa điểm dừng chân lý tưởng cho lữ khách để nghỉ ngơi thư giãn, và thưởng thức các đặc sản nơi núi rừng. Nếu nghỉ qua đêm thì nơi đây sẽ cho bạn một trải nghiệm vô cùng thú vị khi hít thở hương vị của núi rừng, để lắng nghe rừng già khuya vắng giữa muôn trùng mênh mông.
Đỉnh đèo khau phạ cũng là một trong tứ đại đỉnh đèo ở miền núi phía Bắc, với độ cao trên 1500m so với mực nước biển. Nơi đây cũng là một di tích lịch sử ghi nhớ ngày thành lập đội du kích Khau Phạ vào tháng 10 năm 1946.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Trên đỉnh đèo Khau Phạ.
Mùa vàng sót lại ở Mù Cang Chải
Thị trấn mù cang chải là huyện lỵ của huyện cùng tên, nằm ở phía tây tỉnh Yên Bái, giáp với tỉnh Lai Châu cách Hà Nội 300 cây số theo QL 32, thị trấn Mù Cang Chải nằm gọn trong lòng một thung lũng. Hành trình vượt qua đèo Khau Phạ trải dài theo huyện Mù Cang Chải có thể thấy đây là một miền đất còn rất nghèo nàn, hoang sơ nhưng lại rất giàu có về vẻ đẹp của thiên nhiên qua những thửa ruộng bậc thang mà vẻ đẹp của nó và tiềm năng còn đang bỏ ngỏ. Gần đây các thửa ruộng bậc thang nơi đây đã được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Việt Nam xếp hạng là danh thắng quốc gia từ năm 2007.
Thời điểm tôi đến Mù Cang Chải thì mùa gặt đã đi qua, nhưng may mắn thay vẫn còn một vài nơi vẫn còn lúa chín. Buổi sáng hôm đó trời khá đẹp, từ thị trấn Mù Cang Chải lần mò theo một con đường men theo sườn núi để lên tới đỉnh, từ đó có thể ngắm nhìn bao quát cả thị trấn Mù Căng chải trong tầm mắt, và ở đây các thửa ruộng lúa chín vàng cheo leo nơi sườn núi, và một điều rất thú vị là lúa thì ở tận trên cao, mà nhà ở thì ở tận bên dưới.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Các thửa ruộng lúa chín vàng cheo leo nơi sườn núi .
Ra khỏi trung tâm thị trấn, là thung lũng trải rộng mênh mông với dòng suối trong lành chảy xuyên qua những thửa ruộng, dưới chân núi là những căn nhà sàn đơn sơ mộc mạc của đồng bào nơi đây.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Thung lũng Mù Cang Chải.
Kỳ vỹ ruộng bậc thang giữa núi rừng
Mùa đã đi qua nhưng những thửa ruộng bậc thang mãi còn ở lại, phơi ra nét đẹp kỳ vỹ giữa núi rừng, đây chính là thành quả lao động cải tạo qua hàng trăm năm của người dân nơi đây, để biến những quả đồi ngọn núi xưa kia chỉ là bỏ hoang hoặc trồng thuốc phiện nay thành những thửa ruộng bậc thang vô cùng đẹp mắt, như những kiến tạo thật hoàn hảo bởi bàn tay của những kiến trúc sư tài ba lỗi lạc nhất.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Kỳ vỹ những thửa ruộng bậc thang.
Buổi chiều là hành trình khá vất vả, chật vật để len lỏi theo những con đường đất đỏ vô cùng khó đi, có khi là vượt qua suối, khi thì cheo leo bám theo các sườn núi cao để vào thăm các bản ở rất sâu của các xã Chế Cu Nha, Dế Xu Phình, La Pán Tẩn.
Mùa này cũng là mùa bà con bắt đầu đổ nước vào các thửa ruộng bậc thang để chuẩn bị cho mùa cày cấy sau. Trong ánh chiều tà ở La Pán Tẩn, những ô ruộng loang loáng nước phản chiếu một màu trắng bạc, xa xa khói lam chiều bảng lảng gợi cho du khách một niềm bâng khuâng khó tả khôn nguôi.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Ruộng bậc thang La Pán Tẩn mùa đổ nước.
Để vào bản Dế Xu Phình, bạn phải vượt qua một con suối, rồi theo một con đường đèo nhỏ vắt vẻo lưng chừng núi đi sâu vào chừng 5 cây số là đến bản Dế Xu Phình, nơi đây là một bản nghèo nằm trên đỉnh núi cao với những thửa ruộng bậc thang hùng vỹ và thường xuyên có mây mù bao phủ, người dân ở đây tuy có cuôc sống nghèo khó nhưng quanh năm được hưởng bầu không khí trong lành mát mẻ.
Chia tay Dế Xu Phình cũng kết thúc cuộc hành trình chiêm ngưỡng kỳ quan ruộng bậc thang ở Mù Cang Chải, trong tôi vẫn còn đọng lại mãi hình ảnh của các em bé ở Dế Xu Phình hồn nhiên nô đùa trong mây trời mù mịt, nơi các căn nhà sàn đơn sơ trên đỉnh núi cao.
Mù cang chải với những mùa vàng còn sót lại ở
Trẻ em vui chơi trên những đỉnh núi cao ở bản Dế Xu Phình.
Thông tin lưu ý:
Thời điểm đi Mù Căng Chải: Nếu muốn xem lúa xanh thì các bạn nên đi vào tháng 7, còn nếu muốn xem các thảm ruộng bậc thang vàng rực rỡ thì nên đi vào tháng 9. Nhưng bạn phải đặt phòng trước vì thời điểm này khách sạn ở đây thường bị cháy phòng.
Các địa điểm tham quan: Chế Cu Nha, La Pán Tẩn, Dế Xu Phình, Cầu Ba Nhà (Có ruộng bậc thang hình Mâm Xôi).
Ngô Xuân Bằng – Trưởng phòng ERP, Công ty TP Ân Nam