728 x 90

Kỳ 3: Vẻ đẹp nên thơ giữa núi rừng Tây Bắc

Kỳ 3: Vẻ đẹp nên thơ giữa núi rừng Tây Bắc
Ra khỏi Na Hang, khung cảnh thiên nhiên đã bắt đầu xao xuyến lòng người và càng trở nên lộng lẫy hơn khi chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình dài 60km đến Vườn Quốc gia Ba Bể mà...
CanhDep.net
Ra khỏi Na Hang, khung cảnh thiên nhiên đã bắt đầu xao xuyến lòng người và càng trở nên lộng lẫy hơn khi chúng tôi bắt đầu chuyến hành trình dài 60km đến Vườn Quốc gia Ba Bể mà phải mất đến 8 tiếng chúng tôi mới tới nơi.
Kỳ 3 ve đep nên thơ giưa nui rưng tây bắc
 

Những dãy núi đá vôi dần dần lùi xa nhường chỗ cho những thửa ruộng xanh rì phân cách bởi những con đê đắp bằng đất sét và được bảo vệ bởi những lão bù nhìn chẳng buồn làm nhiệm vụ được giao… Chốc chốc chúng tôi lại dừng chân ngắm cảnh, hút thuốc, thư giãn gân cốt, đi vệ sinh, làm vài ly nước mía, uống bia và không quên lưu lại những khoảnh khắc đáng nhớ qua những bức ảnh: xa xa những làn khói bếp bay lên lượn lờ và quyện vào nhau tạo nên những hình thù thú vị, lửa và khói đan xen trên những dãy núi khiến tôi liên tưởng đến hình ảnh của chiến tranh.

Những ngọn đèo, những con suối phía dưới thung lũng trở nên sinh động hơn với sự hiện diện của các bản làng, những ngôi nhà nấp dưới bóng dừa bên cạnh bờ ao. Tôi bắt gặp một dòng sông tuyệt đẹp, từng bị đóng băng, từ lâu đã mở cho chúng ta một con đường sống.
Kỳ 3 ve đep nên thơ giưa nui rưng tây bắc
 

Một con đường – đó chính xác là những gì chúng tôi đang cần bây giờ. Hòa và những người mà chúng tôi đã bắt chuyện trên đường nói rằng chuyến đi chỉ mất tầm 1.5 – 3 giờ.  Chúng tôi đã chọn những đoạn đường hẹp, quanh co, khúc khuỷu nhất trên bản đồ chỉ vì nghĩ rằng chúng sẽ dẫn đến những nơi hoang vu và thú vị nhất.

Hai giờ đầu trôi qua thật nhanh, vậy mà mọi người đều nói chúng tôi còn cách điểm đến 60 đến 80 rồi 30 cây số. Rồi thì con đường bắt đầu trở nên tồi tệ hơn và đột ngột biến mất khi chúng tôi chuyển hướng vào đường núi đi qua nào đất đỏ, đá, cát bụi, sình lầy và những con suối nhỏ chạy ngang qua đường. Xe chúng tôi di chuyển chậm chạp trong hai giờ tiếp theo, lên xuống nhấp nhô theo địa hình của con đường rải đầy đá lởm chởm sẵn sàng ghim vào lốp xe của chúng tôi bất kỳ lúc nào.

Trước khi bắt đầu chuyến đi này, tôi đã chỉnh lại máy và thay lốp xe loại lớn cho chiếc Bonus của mình, vì vậy mà tôi cảm thấy sung sướng khi tăng tốc nhanh đến mức có thể mỗi lúc lên dốc. Rốt cuộc thì có vẻ chúng tôi đã kết thúc con đường gian khổ, dừng lại đâu đó trên đỉnh núi, gần hai giờ lái xe cho mỗi chặng. Đi đến thị trấn tiếp theo thì mặt trời đã bắt đầu xuống núi.

Trước mặt chúng tôi là một người đàn ông nhỏ nhắn ngồi trên một chiếc máy xúc lớn đang di chuyển cánh tay khổng lồ với những chiếc móng vuốt sắc nhọn tấn công vào hai bên núi, nghiền nát những tảng đá to thành những viên đá nhỏ và chầm chậm rải đều chúng trên mặt đường nơi mà tôi nghĩ sẽ hình thành một con đường mới.

Chúng tôi đứng đợi ở đó một chút và chiêm ngưỡng người nghệ sĩ tạo nên kiệt tác của mình bằng cách di chuyển chiếc máy xúc lên xuống, qua trái rồi qua phải, chốc chốc lại mở ra một phần của con đường mới mà trong giây lát chúng tôi đã nghĩ mình có thể chạy qua.

30 phút trôi qua, và cuối cùng thì ông ấy cũng đã biến một bên núi trở thành một con đường nhỏ. Chúng tôi cười cảm ơn rồi chạy qua một cách nhẹ nhõm trong khi ông tiếp tục là phẳng con đường.

Xe chúng tôi rồi cũng thoát khỏi đoạn đường ấy sau thêm một giờ lái xe nữa, và bây giờ chúng đang lăn bánh trên một cái gì đó có vẻ chỉnh chu và dễ lái hơn – một con đường thật sự.

Những nhịp cầu, những cơn gió thoảng qua và những dãy núi nhấp nhô đã trở lại: những gì mà tôi muốn lưu lại trong trang viết của mình.

Chúng tôi đã đi sâu về phía thung lũng khoảng chừng 30 km từ lúc có ai đó bắt đầu nói rằng chúng tôi chỉ còn cách nơi cần đến khoảng 5,10 hoặc 15 cây số. Tôi đã có cảm giác rằng mình đang ở rất gần trước khi một cây cầu dài và đẹp hiện ra. Bất chợt, tôi thấy mình dừng lại trước một người con gái xinh đẹp mặc quần jeans và áo kẻ sọc để hỏi xem liệu tôi có đang đi đúng đường.

Cô ấy nói rằng chúng tôi đã đi đúng đường và chỉ cần đi thêm khoảng 11 cây số nữa thôi. Sự chính xác của cô ấy khiến tôi cảm thấy được khích lệ. Olof bị bỏ lại sau tôi một khoảng khá xa, vì vậy tôi tranh thủ cơ hội trò chuyện với cô gái, và rồi như mọi lần, tôi đã không tránh khỏi có cảm tình khi cô cười cách phát âm tiếng Việt của tôi.

Mái tóc đen dài và nụ cười như mùa thu tỏa nắng ấy đang thiêu đốt trái tim tôi. Mặt trời xuống dần phía sau khiến cô trông rạng rỡ hơn, và tôi đã không thể rời mắt khỏi hình ảnh ấy.

Cô gái ngồi lùi lại về phía sau yên xe, có vẻ như đang chờ đợi ai đó hoặc cái gì đó bên kia cầu, ngã người dựa vào tay cầm, cô bấm điện thoại để gửi một tin nhắn.

Tôi đã nghĩ mình nên xin số của cô gái vì đằng nào chúng tôi cũng ở lại Ba Bể 3 – 4 ngày, và có thể chúng tôi có thể mời cô ấy đi dạo quanh hồ hay quanh núi lúc nào đó. Thế nhưng tôi đã thôi cái ý định đó và tiếp tục lái xe đi cho đến khi Olof đuổi kịp. Hắn dừng lại nhìn tôi với vẻ ngạc nhiên xen lẫn tò mò:

“Cô gái đó là ai vậy?” hắn hỏi.        

“Tao không biết”, tôi trả lời.

“ Nhìn hấp dẫn quá!”

Và rồi, chúng tôi cứ mãi huyên thuyên mãi về chủ đề ấy.

Jon (Còn tiếp)

Đôi dòng về tác giả Jon
jon sinh năm 1982 tại New York, Mỹ, tên đầy đủ là Jonathan Charles Dillingham
Anh đến Việt Nam năm 2005 
Trước đây từng làm biên tập Thanh Nien Daily
Hiện tại: Viết văn tự do
jonathan charles dillingham đã ở Việt Nam 9 năm. Anh tự nhận là một người yêu Việt Nam như máu thịt. Yêu từng vùng đất nơi anh đi qua. Một mình rong ruổi trên chiếc mô - tô đã đi gần hết 64 tỉnh thành của Việt Nam. Ăn ở ở nhà dân, trò chuyện với người già, chơi với trẻ em. Chiếc điện thoại Nokia với chức năng camera là vật duy nhất anh lưu lại những thước hình, những con người trên những vùng dọc dài hình chữ S anh đi qua.