728 x 90

Các tục mai táng khác của người Tây Tạng 

Các tục mai táng khác của người Tây Tạng 
Đối với người Tây Tạng, mỗi thành phần trong xã hội, tùy theo địa vị sẽ được mai táng bằng những cách rất khác nhau.  Tháp táng Hình thức tháp táng là nghi thức an táng cao quý...
CanhDep.net

Đối với người Tây Tạng, mỗi thành phần trong xã hội, tùy theo địa vị sẽ được mai táng bằng những cách rất khác nhau. 

Tháp táng

Các tục mai táng khác của người tây tạng
Hình thức tháp táng là nghi thức an táng cao quý nhất ở Tây Tạng. Ảnh: chinafacttours.
Chôn cất bằng bảo tháp là nghi thức tang lễ cao quý và thiêng liêng nhất ở Tây Tạng. Nghi thức này được dành riêng cho các Đạt Lai Lạt Ma, Ban Thiền Lạt Ma và Phật Sống. Sau khi một vị Lạt Ma cấp cao qua đời, xác ướp sẽ được rút nước và ướp trong các thảo dược quý hiếm. Vàng mảnh và nghệ tây được rải khắp cơ thể. Cuối cùng, xác chết được chuyển đến bảo tháp và bảo quản cẩn thận để thờ cúng. Bảo tháp có thể phức tạp hoặc đơn giản, từ vàng, bạc, đồng, gỗ hay thậm chí cả đất. Các loại bảo tháp được quyết định dựa theo "cấp" của các Lạt Ma. 

Hỏa táng 

Hỏa táng ít cao quý hơn tháp táng, dành riêng cho các nhà sư chức vị cao và giới quý tộc. Người ta đổ bơ vào gỗ và rơm để đốt cháy thi thể. Tro tàn sẽ được đặt trong một hộp gỗ hoặc bình đất nung và chôn cất trong nhà, trên đỉnh núi, ngọn đồi hoặc một mảnh đất. Quan tài sẽ có hình một chiếc tháp. Tro cũng có thể được mang lên đỉnh núi cao để tán theo gió hoặc thả xuống sông. Nhưng tro của Đức Phật Sống hay Lạt Ma thường được cho vào những tháp vàng hoặc bạc nhỏ. 

Vách táng 

Các tục mai táng khác của người tây tạng
Những quan tài gỗ trong vách đá. Ảnh: tibettravel.
Những ví dụ điển hình về hình thức vách táng nằm ở thung lũng sông Tsangpo Gyirong ở miền Nam Tây Tạng, nơi cũng sử dụng cả thủy táng và hỏa táng. Khi có người chết, các vị sư xuất sắc sẽ được giao nhiệm vụ tiên đoán và quyết định nghi thức và phương cách tang lễ cho người chết. Nếu người chết được vách táng, cơ thể họ sẽ được phủ một lớp bơ hoặc sữa, cùng với muối, nước hoa và sau đó niêm phong trong những thùng gỗ nhỏ để mang tới vách đá. Trong một số trường hợp, có thể chẳng cần "gia vị" nào. Người chết đơn giản được quấn băng vải. Người tây tạng thường chọn vách núi xa khu vực dân cư sinh sống để mang quan tài tới. Những hang động cao 50 tới 200 m so với mặt đất cũng thường được sử dụng làm nơi an nghỉ cho người chết. 

Thủy táng 

Các tục mai táng khác của người tây tạng

Thủy táng. Ảnh: tibettravel.

Trong thủy táng, xác chết được bọc bằng vải trắng, rồi thả trôi sông. Có hai quan điểm khác nhau về thủy táng. Ở những nơi thiên táng là phổ biến, thủy táng được xem là cách kém trang trọng hơn và chỉ dành để mai táng những người ăn xin và người có địa vị thấp trong xã hội. Ở những nơi không có nhiều kền kền, thủy táng lại được chấp nhận rộng rãi với đa số người dân bình thường, đi cùng với các quy tắc nghiêm ngặt, thiêng liêng và long trọng. 

Địa táng 

Đối với người Tây Tạng, chôn cất là hình thức thấp kém. Chỉ những người bị bệnh truyền nhiễm hoặc bọn cướp, sát nhân mới "bị" chôn cất theo cách này. Địa táng có hai ý nghĩa: một là để loại trừ sự lây lan của bệnh dịch, hai là để trừng phạt người chết bằng cách cho họ xuống địa ngục. 

Mộc táng 

Các tục mai táng khác của người tây tạng
Quan tài được treo trên cây ở những khu rừng hẻo lánh. Ảnh: anecdoteworld.
Hình thức mai táng này dành cho trẻ em. Đặc biệt hay được dùng ở Nyingchi, phía đông nam Tây Tạng. Để tránh để những đứa trẻ khác nhìn thấy, thi thể của các em nhỏ thường được đặt trong một chiếc thùng gỗ và treo trên cây trong một khu rừng xa xôi.