728 x 90

10 quốc gia nói ‘không’ với rượu

10 quốc gia nói ‘không’ với rượu
Mỹ từng cấm uống rượu trong giai đoạn 1920 -1933. Nhưng cuộc sống ở Mỹ không thực sự tuyệt vời trong thời kỳ này. Một tổ chức phi pháp đã hình thành, và tăng trưởng theo cấp số nhân tại quốc...
CanhDep.net
Mỹ từng cấm uống rượu trong giai đoạn 1920 -1933. Nhưng cuộc sống ở Mỹ không thực sự tuyệt vời trong thời kỳ này. Một tổ chức phi pháp đã hình thành, và tăng trưởng theo cấp số nhân tại quốc gia này vì lợi nhuận vô cùng lớn. Đó chính là khu “chợ đen” chuyên bán rượu lậu.

Văn hóa “rượu lậu” nổ ra và phát triển nhanh chóng, rất nhiều phụ nữ cũng du nhập theo lối văn hóa này. Những người tham gia tổ chức đều uống khá nhiều rượu. Trước đó, phụ nữ Mỹ không nhiều người uống rượu ở những nơi công cộng hay trong các quán bar, đó gần như là “độc quyền” cho cánh mày râu.

Hậu quả không mong muốn của việc cấm uống rượu chính là sự gia tăng chóng mặt lượng phụ nữ nghiện rượu. Điều này đã gây sốc cho những người ủng hộ và vận động phong trào Cuộc chiến chống ma men. Những người nghĩ rằng khi không có rượu cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhưng thay vào đó kết quả họ thu được là nhiều băng đảng xuất hiện và nhiều phụ nữ nghiện rượu hơn.

Ngày nay, hầu hết các nước cấm uống rượu là do vấn đề về tôn giáo. Các quốc gia này chủ yếu nằm ở Châu Phi, Trung Đông và Nam Á. Trong thực tế luật cấm rượu và hình phạt của các nước này không hoàn toàn giống nhau. Một số nước vẫn cho phép người dân uống rượu nếu họ được cấp phép. Trong khi đó một số nước khác thì cấm hoàn toàn, nếu vi phạm thì hình phạt sẽ là những trận đòn răn đe không khoan nhượng.

Afghanistan

Ở quốc gia này có rất nhiều nơi được phép bán đồ uống có cồn cho người nước ngoài, nhưng sẽ là bất hợp pháp nếu một công dân Afghanistan mua rượu mạnh.

Bahrain

Tại nước này, rượu chỉ được phục vụ trong khách sạn được cấp phép, và phải cam kết không bán rượu cho người theo đạo Hồi. Uống rượu ở nơi công cộng là phạm pháp, và nếu say xỉn cảnh sát sẽ ném bạn vào tù.

Bangladesh

Rượu là hoàn toàn bị cấm ở đất nước này. Luật cấm đã tạo cho người dân nơi đây thói quen ít sử dụng đồ uống hơn. Tuy nhiên, vẫn có thể uống rượu trong một số khách sạn sang trọng và một vài quán bar. Nhưng để mang một chai rượu về nhà, thì người mua cần có hộ chiếu nước ngoài. Mặc dù, trên thực tế một số cửa hàng miễn thuế ở đây vẫn bán rượu chui cho người dân địa phương.

Brunei

Tại đất nước dầu mỏ này, luật cấm rượu rất nghiêm và hình phạt khá nặng. Tuy nhiên, dường như luật cấm này chỉ có tác dụng với những người dân bình thường, còn với giới nhàu giàu Brunei thì họ vẫn cất giữ nhiều loại rượu trong hầm.

Ấn Độ

Luật cấm rượu ở nước này được xem là phức tạp nhất thế giới.Tuổi tác cũng được xét là một yếu tố quyết định ai đó có quyền uống rượu hay không. Tuy nhiên, đối với các khu vực Gujarat, Manipur, Mizoram, Nagaland, và lãnh thổ đảo Lakshadweep ở Ấn Độ, việc uống rượu là hoàn toàn bất hợp pháp.

Iran

Rượu bị cấm đối với tất cả những người theo đạo Hồi và kèm theo đó là hình phạt rất nặng. Một cặp vợ chồng ngươi Iran đã bị kết án tử hình khi liên tiếp vi phạm luật cấm 3 lần. Số ít những người theo đạo Kito ở đây được phép uống rượu, và họ thường tự chưng cất rượu từ nho khô.

Iraq

Bán rượu ở các cửa hàng là hợp pháp, nhưng không phải công dân nào cũng được phép mua rượu. Đã có nhiều cuộc xô xát dẫn đến chết người trong những cửa hàng rượu ở Tây Baghdad, khi một số người không mua được rượu.

Libya

Rượu và cồn không chỉ bị cấm mà được xem là một thứ cực kỳ nguy hiểm tại nước này. Vào năm 2013, 50 người đã thiệt mạng khi uống bia Bokha tại nước này. Đây là một loại bia của địa phương được làm từ các loại quả như sung, chà là hoặc nho.

Ả Rập Xê Út

Bạn không thể mua rượu tại Ả Rập. Hành vi bán rượu lậu cho dân địa phương và người nước ngoài đều sẽ bị phạt tù, phạt tiền thậm chí là truy tố hình sự.

Các tiểu vương quốc Ả Rập

Trong khi các cư dân không theo đạo Hồi có thể được cấp phép uống rượu, thì những người theo đạo Hồi lại hoàn toàn bị cấm. Sự khác biệt giữa những người theo đạo Hồi hay không là rất lớn. Nếu người theo đạo Hồi vi phạm sẽ không được luật pháp khoan hồng.

 Theo Depplus